Châu Âu có thể tránh được thảm họa khí đốt trong mùa đông năm nay nhờ nhu cầu tiêu thụ có dấu hiệu giảm và chiến lược dự trữ hiệu quả, nhưng tình hình có thể xấu đi trong mùa đông năm 2023 khi dự trữ khí đốt giảm nhiều.
Chiều 2/10, thông tin từ Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị đang phối hợp với các đơn vị liên quan điều tra nguyên nhân vụ nổ tại khu vực xưởng đốt khí số 1, nhà máy nhiệt điện của Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh.
Ngày 28/9, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, Moskva kêu gọi đối thoại và phối hợp để làm rõ vụ rò rỉ khí đốt trên 2 tuyến đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc và có phương án khắc phục hậu quả sự cố này.
Nhà điều hành hệ thống đường ống dẫn khí đốt Gassco của Na Uy cho biết, đã thiết lập hệ thống xuất khẩu khí đốt để cung cấp lượng năng lượng kỷ lục cho châu Âu, cũng như duy trì cung cấp lượng lớn khí đốt cho châu lục này trong những năm tới.
Giá khí đốt tại châu Âu tăng vọt 30% trong phiên giao dịch đầu tuần hôm nay (5/9), trong bối cảnh Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga vừa thông báo ngừng vô thời hạn hoạt động của đường ống Dòng chảy phương bắc 1.
Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga ngày 2/9 thông báo, đường ống “Dòng chảy phương Bắc 1” (Nord Stream 1) dẫn khí đốt tới Đức, vốn dự kiến vận hành trở lại vào cuối tuần này, sẽ tiếp tục bị khóa cho tới khi 1 tuabin được sửa chữa, qua đó đình chỉ vô thời hạn hoạt động của tuyến đường cung cấp khí đốt then chốt tới châu Âu.
Ngày 30/8, tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga xác nhận việc ngừng hoạt động tuyến đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương bắc 1 từ 4 giờ ngày 31/8 đến 4 giờ ngày 3/9 (giờ Moskva).
Bộ trưởng Kinh tế liên bang Đức Robert Habeck ngày 30/8 thừa nhận những khó khăn trong việc áp đặt giá trần đối với khí đốt ở châu Âu, song cho biết Đức và các đối tác châu Âu sẽ tìm 1 cách tiếp cận tối ưu cho cơ chế định giá năng lượng ở cấp độ châu Âu.
Theo số liệu của Bộ Kinh tế Nga, khối lượng xuất khẩu dầu mỏ cao hơn, cùng với giá khí đốt tăng giúp nâng tổng giá trị xuất khẩu năng lượng của nước này lên 337,5 tỷ USD trong năm nay, tăng 38% so với năm 2021.
Công ty dầu khí Naftogaz của Ukraine ngày 11/8 cho biết, dòng chảy cung dầu thô từ Nga đến Hungary và Slovakia qua tuyến đường ống dẫn dầu Druzhba trên lãnh thổ Ukraine đã đươc nối lại vài ngày sau khi bị đình trệ vì các vấn đề liên quan thanh toán chi phí vận chuyển.
Các quan chức thuộc Bộ Năng lượng Pháp cho biết, nước này phản đối việc Ủy ban châu Âu (EC) áp đặt mức giảm đồng bộ 15% lượng tiêu thụ khí đốt đối với mỗi quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU), nhằm ứng phó cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay.
Dù kế hoạch bảo trì hệ thống đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 đã được ấn định từ lâu nhưng ngày càng nhiều lo ngại rằng những căng thẳng giữa Nga và EU sẽ khiến quá trình này kéo dài.
Quan chức ngoại giao Nga cho biết mặc dù xảy ra xung đột ở Ukraine, Nga đang thực hiện tất cả các nghĩa vụ theo hợp đồng, theo đó tiếp tục chuyển lượng lớn khí đốt đến châu Âu qua Ukraine.