Rà soát cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội

Trong năm 2023, ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ tiếp tục rà soát cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Từ đó, bảo đảm 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành được tiếp nhận, giải quyết không phụ thuộc vào địa giới hành chính.
0:00 / 0:00
0:00
Ảnh minh họa: PHƯƠNG NAM
Ảnh minh họa: PHƯƠNG NAM

Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ban hành Quyết định số 271/QĐ-BHXH về Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính của ngành năm 2024. Mục đích của Kế hoạch trong năm tập trung vào 4 nội dung chính.

Tiếp tục rà soát cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; bảo đảm 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tiếp nhận, giải quyết không phụ thuộc vào địa giới hành chính (trừ trường hợp thủ tục hành chính yêu cầu phải kiểm tra thực địa, đánh giá, kiểm tra, thẩm định tại cơ sở); bảo đảm việc thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính đồng bộ, thống nhất.

Trước hết là triển khai có chất lượng, hiệu quả công tác kiểm soát thủ tục hành chính; cải cách thủ tục hành chính theo các chương trình, chiến lược, kế hoạch, đề án của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ và ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành. Từ đó, nhằm bảo đảm hoàn thành hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ công tác, đáp ứng yêu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí và thời gian, tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức.

Cùng với đó, tiếp tục rà soát cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; bảo đảm 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tiếp nhận, giải quyết không phụ thuộc vào địa giới hành chính (trừ trường hợp thủ tục hành chính yêu cầu phải kiểm tra thực địa, đánh giá, kiểm tra, thẩm định tại cơ sở); bảo đảm việc thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính đồng bộ, thống nhất.

Tiếp đó, nâng cao vai trò, trách nhiệm của công chức, viên chức toàn ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam trong thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời và chính xác trong giải quyết thủ tục hành chính.

Thêm vào đó, chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính, khắc phục những tồn tại trong thực thi nhiệm vụ; nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức ngành bảo hiểm xã hội.

Kế hoạch cũng yêu cầu nêu cao vai trò, trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Giám đốc bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là bảo hiểm xã hội tỉnh) trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, dành nguồn lực để triển khai có hiệu quả Kế hoạch này.

Các đơn vị tiếp tục thực hiện tốt công tác kiểm soát - cải cách - rà soát - đơn giản hóa thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa công tác chỉ đạo, điều hành; thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, bảo đảm triển khai đồng bộ, thống nhất các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Xác định rõ trách nhiệm, phân công nhiệm vụ cụ thể đối với các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, bảo hiểm xã hội tỉnh và mối quan hệ phối hợp giữa các đơn vị trong và ngoài ngành trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính và tiếp nhận xử lý phản ánh, kiến nghị nhằm bảo đảm chất lượng và tiến độ theo quy định.

Các thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ hoặc bãi bỏ được kịp thời công bố, công khai; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, Cổng thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Cổng thông tin điện tử bảo hiểm xã hội tỉnh. Đồng thời, niêm yết công khai tại bộ phận một cửa cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, bảo hiểm xã hội cấp huyện và trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp huyện (nếu có).

Mọi phản ánh, kiến nghị liên quan đến quy định hành chính, hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu của cá nhân, tập thể đều được tiếp nhận và xử lý theo đúng quy trình, quy định.

Kế hoạch tập trung vào 9 nội dung nhiệm vụ trọng tâm.

Một là, xây dựng Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính năm 2024 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và bảo hiểm xã hội các tỉnh. Trong đó, tiếp tục tập trung số hóa, gắn việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính với việc thực hiện tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính; đẩy mạnh tái sử dụng dữ liệu đã được số hóa giữa các bộ, ngành, địa phương thông qua kết nối, chia sẻ dữ liệu với Kho quản lý dữ liệu cá nhân, tổ chức trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Cùng với đó, xây dựng, hoàn thiện, cập nhật Danh mục thành phần hồ sơ thực hiện số hóa theo Thông tư số 01/2023/TT-VPCP; Danh mục mã kết quả giải quyết thủ tục hành chính; Danh mục mã loại giấy tờ theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Hai là, rà soát và thực hiện phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính; đổi mới việc thực hiện, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Cụ thể như, rà soát, chuẩn hóa tờ khai, biểu mẫu; tái cấu trúc quy trình đối với các dịch vụ công trực tuyến ngành bảo hiểm xã hội đang cung cấp, bảo đảm nguyên tắc lấy người dùng làm trung tâm, đồng thời ưu tiên xây dựng, tích hợp, cung cấp các nhóm dịch vụ công trực tuyến liên thông cung cấp ở mức độ toàn trình đáp ứng yêu cầu của người dân, doanh nghiệp và mục tiêu, yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính.

Trong đó, rà soát, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ tăng cường các tiện ích, đa dạng hóa các hình thức đóng, sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt trong thu, nộp tiền đóng và chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Số người nhận các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp qua các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt tại khu vực đô thị đạt tỷ lệ hơn 68%.

Ba là, công bố, công khai thủ tục hành chính và cập nhật thủ tục hành chính vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.

Rà soát, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ tăng cường các tiện ích, đa dạng hóa các hình thức đóng, sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt trong thu, nộp tiền đóng và chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Số người nhận các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp qua các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt tại khu vực đô thị đạt tỷ lệ hơn 68%.

Bốn là, tiếp nhận, chuyển xử lý, cập nhật, theo dõi kết quả giải quyết phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính của tổ chức, cá nhân

Năm là, tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính.

Sáu là, công tác kiểm tra, hướng dẫn công tác kiểm soát thủ tục hành chính.

Bảy là, ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính. Cụ thể là tiếp tục nâng cao Hệ thống thông tin một cửa điện tử ngành bảo hiểm xã hội đáp ứng yêu cầu về quy trình, quy định nghiệp vụ của ngành; đồng bộ 100% trạng thái hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử ngành bảo hiểm xã hội với Cổng dịch vụ công quốc gia; Tiếp tục tích hợp dịch vụ công trên Ứng dụng VssID; Kết nối dữ liệu, công khai kết quả đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp theo Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 23/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ từ Cổng dịch vụ công quốc gia đến Cổng thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Tám là, công tác truyền thông chú trọng tuyên truyền về các hoạt động cải cách thủ tục hành chính của ngành, đẩy mạnh truyền thông trên nền tảng số; tăng cường hiệu quả truyền thông đa phương tiện và mạng xã hội. Song hành với đó là triển khai đo lường sự hài lòng của người dân về sự phục vụ ngành bảo hiểm xã hội năm 2024.

Chín là, báo cáo công tác kiểm soát thủ tục hành chính.

Trước đó, trong năm 2023, với phương châm "Lấy người dân, doanh nghiệp làm chủ thể, trung tâm phục vụ", ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều giải pháp mạnh mẽ.

Cụ thể là: cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, trong đó 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành được tiếp nhận, giải quyết không phụ thuộc vào địa giới hành chính, trừ trường hợp thủ tục hành chính phải kiểm tra, thẩm định tại cơ sở.

Ngành cũng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình.

Việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội thực hiện qua tài khoản cá nhân… tạo điều kiện thuận lợi, giảm thời gian và chi phí giao dịch cho các cá nhân, tổ chức. Đến hết năm 2023, cả nước có khoảng 64% số người hưởng nhận các chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân tại khu vực đô thị, tăng 3% so với năm 2022. Con số này vượt 4% chỉ tiêu giao tại Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.