Về mặt địa lý, thị trường ASEAN có khoảng cách gần gũi, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hóa, chi phí lưu kho bãi. Đây là những lợi thế lớn trong bối cảnh chi phí logistics đến nhiều khu vực trên thế giới đang tăng mạnh như hiện nay.
Triển vọng tăng trưởng
Theo Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, 5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các nước ASEAN đạt 3 triệu tấn, kim ngạch 1,8 tỷ USD, đạt 67,4% kim ngạch và 60,1% khối lượng năm 2023; Xuất khẩu rau quả đạt 136,9 triệu USD, đạt 44,1% kim ngạch năm 2023; giá trị xuất khẩu cà-phê đạt 396,8 triệu USD, đạt 78% kim ngạch năm 2023 với khối lượng 104,8 nghìn tấn. Cũng trong 5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản đạt 225,6 triệu USD, đạt 33,5% kim ngạch năm 2023.
Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Philippines Phùng Văn Thành cho biết, Philippines là nước tiêu thụ gạo lớn và là một trong số các quốc gia nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới. Trong những năm qua, lượng gạo nhập khẩu của Philippines hằng năm luôn ở mức cao, đạt kỷ lục 3,82 triệu tấn vào năm 2022.
Theo số liệu thống kê của Cục Cây trồng (Bộ Nông nghiệp Philippines), nếu trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines đạt 1,86 triệu tấn, thì trong 6 tháng đầu năm 2024, con số này là 2,32 triệu tấn, tăng 24,7%.
Điều này dự báo tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines trong năm 2024 có thể đạt hơn 4 triệu tấn, thậm chí tới 4,5 triệu tấn. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này. Trong 6 tháng đầu năm 2024, Philippines nhập khẩu 1,72 triệu tấn gạo từ Việt Nam. Tiếp theo là nhập khẩu từ Thái Lan với khối lượng 352.331 tấn.
“Dự báo tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines trong năm 2024 có thể đạt hơn 4 triệu tấn, thậm chí tới 4,5 triệu tấn. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này. Trong 6 tháng đầu năm 2024, Philippines nhập khẩu 1,72 triệu tấn gạo từ Việt Nam.
Tham tán thương mại, thương vụ Việt Nam tại Philippines Phùng Văn Thành
Cũng từ tháng 6 năm 2024, Philippines đã có Sắc lệnh số 62 điều chỉnh mức thuế nhập khẩu của nhiều mặt hàng, trong đó có mặt hàng gạo, từ mức 35% xuống còn 15% với thời hạn áp dụng cho tới năm 2028. Điều này được kỳ vọng sẽ giúp cho giá gạo trên thị trường giảm, đồng thời gia tăng nhu cầu tiêu thụ gạo trong nước.
Còn theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, thủy sản Việt Nam hiện giữ vị trí đối tác lớn thứ 5 tại nước này trong 2 quý đầu năm 2024. Số liệu thống kê của Cơ quan quản lý doanh nghiệp Singapore 6 tháng đầu năm 2024 cho thấy, Singapore đã nhập khẩu thủy sản từ gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch nhập khẩu khoảng 546,14 triệu SGD, giảm 3,42% so với cùng kỳ năm 2023.
Theo đó, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Singapore trong 6 tháng đầu năm 2024 tăng 0,81% (giá trị xuất khẩu đạt gần 51,7 triệu SGD), chiếm thị phần 9,46%.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, thủy sản Việt Nam hiện giữ vị trí đối tác lớn thứ 5 tại nước này trong 2 quý đầu năm 2024.
Số liệu thống kê của Cơ quan quản lý doanh nghiệp Singapore 6 tháng đầu năm 2024 cho thấy, Singapore đã nhập khẩu thủy sản từ gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch nhập khẩu khoảng 546,14 triệu SGD, giảm 3,42% so với cùng kỳ năm 2023.
Theo đó, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Singapore trong 6 tháng đầu năm 2024 tăng 0,81% (giá trị xuất khẩu đạt gần 51,7 triệu SGD), chiếm thị phần 9,46%.
Nhiều cơ hội hợp tác phát triển
Trong nhiều thập kỷ qua, Philippines là quốc gia quan trọng cung ứng các sản phẩm dừa và từ dừa cho thị trường toàn cầu, đặc biệt là các thị trường châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc. Giá trị xuất khẩu các sản phẩm dừa hàng năm của Philippines đạt trên 2 tỷ USD. Vì vậy, theo Thương vụ Việt Nam tại Philippines, hai bên có rất nhiều tiềm năng để hợp tác trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau.
Mặc dù các sản phẩm dừa của Philippines đã chiếm lĩnh và có chỗ đứng tại thị trường trong nước và quốc tế, nhưng nhiều sản phẩm dừa hoặc từ dừa của Việt Nam cũng hoàn toàn có tiềm năng để xâm nhập thị trường Philippines.
Thời gian tới, Thương vụ Việt Nam tại Philippines và Hiệp hội dừa Việt Nam sẽ có các chương trình giới thiệu, quảng bá và tìm kiếm đối tác cho các sản phẩm dừa của Việt Nam tại thị trường Philippines.
Theo ông Cao Xuân Thắng-Tham tán thương mại, thương vụ Việt Nam tại Singapore, để tăng thị phần bền vững, nâng cao thứ hạng cũng như giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Singapore, các doanh nghiệp Việt Nam cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng các mặt hàng thủy sản.
Bên cạnh đó, xung đột ở một số khu vực trên thế giới cũng làm cho giá cước vận chuyển tăng mạnh, Việt Nam cần tận dụng được lợi thế về logistics để giảm thiểu chi phí, tạo được lợi thế cạnh tranh lớn hơn trong xuất khẩu nông sản.
Để tăng thị phần bền vững, nâng cao thứ hạng cũng như giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Singapore, các doanh nghiệp Việt Nam cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng các mặt hàng thủy sản. Bên cạnh đó, xung đột ở một số khu vực trên thế giới cũng làm cho giá cước vận chuyển tăng mạnh, Việt Nam cần tận dụng được lợi thế về logistics để giảm thiểu chi phí, tạo được lợi thế cạnh tranh lớn hơn trong xuất khẩu nông sản.
Tham tán thương mại, thương vụ Việt Nam tại Singapore Cao Xuân Thắng
Hiện, Thương vụ Việt Nam tại Singapore đang tích cực thực hiện kết nối với các doanh nghiệp thủy hải sản của Việt Nam để đưa các thông tin mặt hàng mà các nhà nhập khẩu Singapore đang tìm kiếm; kết nối với Hiệp hội các ngành công nghiệp thủy sản của Singapore để hỗ trợ kết nối với các doanh nghiệp Việt Nam. Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các hội chợ triển lãm, tăng sự hiện diện của hàng hóa Việt Nam tại địa bàn.
Đồng thời liên tục có các hoạt động đối thoại với các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có sự tham gia của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản để chia sẻ các kinh nghiệm tiếp cận thị trường và khuyến nghị nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện mẫu mã hàng hóa để giữ uy tín của thủy sản Việt Nam đối với thị trường Singapore.