Điều đáng lo ngại là nhiều người còn thờ ơ, vô cảm, thậm chí cổ xúy cho các hành động này, chưa chủ động tích cực tham gia ngăn cản bạo lực.
Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở học sinh nam mà còn cả ở học sinh nữ; không chỉ giữa học sinh với học sinh mà còn có bạo lực giữa học sinh với giáo viên và giáo viên với học sinh, cha mẹ học sinh với giáo viên…
Những học sinh bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp.
Đáng lo ngại, không ít vụ đã gây hậu quả nghiêm trọng, để lại sự thiệt thòi, đau đớn về thể xác và tinh thần cho học sinh và gia đình.
Những học sinh bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp. Các em không dám ra ngoài chơi hoặc đến trường, không thể tập trung học tập. Những em chứng kiến hành vi bạo lực cũng bị ảnh hưởng tâm lý, cảm thấy sợ hãi và nếu thấy những người gây ra bạo lực không bị xử lý nghiêm thì những em đó cũng có thể hùa theo số đông, nhiều khả năng trở thành người có hành vi bạo lực trong tương lai.
Chỉ tính từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước đã xảy ra nhiều vụ bạo lực học đường. Điển hình như tại tỉnh Sóc Trăng, một học sinh nữ Trường THCS Châu Văn Đơ bị một bạn túm tóc, đánh liên tiếp ngay tại lớp học. Trong khi đó, tại tỉnh Phú Thọ, công an đã vào cuộc điều tra vụ việc hai học sinh nữ Trường THPT Mỹ Văn (huyện Tam Nông) đánh nhau do mâu thuẫn trong chuyện yêu đương… trước sự chứng kiến của nhiều học sinh mà không được can ngăn kịp thời.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường như: Ảnh hưởng từ môi trường gia đình; công tác tuyên truyền pháp luật trong trường học còn hạn chế; ảnh hưởng bạo lực từ phim ảnh, các trò chơi trên mạng; căng thẳng trong học tập, thua kém hay vì những lý do về tâm, sinh lý lứa tuổi.
Vì vậy, giải quyết bạo lực học đường không chỉ là nhiệm vụ của riêng ngành giáo dục, mà còn cần có sự quan tâm, tham gia của gia đình, sự phối hợp, vào cuộc của các cấp chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và của toàn xã hội.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường như: Ảnh hưởng từ môi trường gia đình; công tác tuyên truyền pháp luật trong trường học còn hạn chế; ảnh hưởng bạo lực từ phim ảnh, các trò chơi trên mạng; căng thẳng trong học tập, thua kém hay vì những lý do về tâm, sinh lý lứa tuổi.
Để ngăn chặn bạo lực học đường, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tiếp tục quán triệt và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, có kiểm tra và đánh giá các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện,
phòng chống bạo lực học đường; tăng cường giáo dục lý tưởng sống, đạo đức, lối sống cho học sinh. Ngành giáo dục lồng ghép, tích hợp các nội dung về giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng sống vào các môn học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018; ban hành tài liệu hướng dẫn xử lý tình huống mâu thuẫn trong học sinh phổ thông; tiếp tục xây dựng sổ tay hướng dẫn sử dụng mạng xã hội an toàn cho học sinh; tài liệu tuyên truyền cho gia đình học sinh về ứng xử văn hóa, hướng dẫn công tác phối hợp, chia sẻ thông tin về phòng ngừa bạo lực học đường; sổ tay hướng dẫn tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông; sổ tay thực hành công tác xã hội trường học…
Thêm vào đó, cần tiếp tục tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong quản lý giáo dục học sinh; thường xuyên thông tin hai chiều giữa nhà trường và gia đình để triển khai các biện pháp giáo dục hiệu quả.
Bản thân mỗi học sinh cũng cần tích cực rèn luyện kỹ năng sống, có lối sống lành mạnh, ứng xử văn hóa, chấp hành tốt nội quy trường, lớp, quy định của pháp luật.
Các gia đình cần thường xuyên quan tâm, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của con mình để biết được những vướng mắc trong học tập, cuộc sống, chủ động phối hợp với nhà trường để có biện pháp giáo dục, ngăn chặn. Giáo viên cần thường xuyên quan tâm, theo dõi và nắm bắt tình hình của học sinh, nhất là giáo viên chủ nhiệm; có biện pháp can ngăn, giáo dục kịp thời đối với học sinh có nguy cơ dẫn đến bạo lực.