Sau khi tham gia trồng 50 cây sao đen tại bờ kè của tuyến đường Trần Ngọc Quế thuộc phường 1, thành phố Vị Thanh tại lễ phát động Tết trồng cây, lãnh đạo tỉnh Hậu Giang đi thăm đồng đầu năm tại cánh đồng lúa ở ấp 2, xã Vị Bình, huyện Vị Thủy.
Cánh đồng lúa này được người dân áp dụng quy trình sản xuất theo Đề án một triệu héc-ta lúa chất lượng cao của Chính phủ.
Cụ thể, nông dân áp dụng phương pháp sạ cụm với lượng lúa giống gieo sạ 60kg/ha; sử dụng phân bón từ 300-450kg/ha; không phun thuốc trừ sâu, dịch bệnh trong 40 ngày sau sạ và áp dụng quản lý nước tưới theo kỹ thuật “ướt khô xen kẻ”.
Việc tổ chức triển khai “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” phải thiết thực, hiệu quả, không phô trương hình thức
Vụ lúa đông xuân 2023-2024, Hậu Giang có 15.600ha sản xuất theo mục tiêu của Đề án một triệu héc-ta vùng lúa chất lượng cao.
Áp dụng mô hình sản xuất lúa này, ngoài giảm lượng lúa giống gieo sạ, nông dân còn giảm 30% lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học; giảm 20% lượng nước tưới so với canh tác truyền thống; 100% diện tích áp dụng quy trình canh tác bền vững và có liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh tham gia Tết trồng cây |
Mặt khác, khi thu hoạch, 100% rơm rạ sẽ được thu gom khỏi đồng ruộng và được chế biến tái sử dụng, từ đó giúp giảm hơn 10% lượng phát thải khí nhà kính so với canh tác truyền thống; giá trị gia tăng chuỗi lúa gạo tăng 40%, trong đó, tỷ suất lợi nhuận của người trồng lúa đạt hơn 50%.
Đồng chí Nghiêm Xuân Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang đề nghị ngành nông nghiệp và các địa phương có vùng lúa trong tỉnh tiếp tục nhân rộng mô hình sản xuất lúa chất lượng cao để góp phần nâng cao giá trị lúa gạo và nguồn thu nhập cho người trồng lúa của tỉnh, góp phần bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính.
Tại hội nghị giao ban đầu năm, sau khi nghe báo cáo tình hình tổ chức Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang cho rằng, việc tổ chức 26 hoạt động "Mừng Đảng quang vinh - Mừng Xuân Giáp Thìn 2024" của cấp tỉnh và 97 hoạt động của cấp huyện đúng với tinh thần Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 23/11/2023 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Giáp Thìn năm 2024; Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 15/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 và Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang bảo đảm đúng theo phương châm “vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, nghĩa tình”.
Công tác chăm lo, chuẩn bị Tết cho nhân dân, thực hiện chính sách an sinh xã hội được thực hiện tốt. Toàn tỉnh đã tổ chức đoàn đi thăm, họp mặt và tặng 221.608 phần quà cho người có công với cách mạng và các đối tượng chính sách-xã hội khác với tổng kinh phí hơn 111,9 tỷ đồng.
Tặng Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho 19 tập thể có thành tích tổ chức các hoạt động Tết. |
Công tác chăm sóc sức khỏe nhân nhân được bảo đảm, không xảy ra trường hợp ngộ độc thực phẩm. Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững; triển khai thực hiện hiệu quả cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, không có trường hợp cán bộ, công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông…
Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành đoàn thể tỉnh và địa phương cần bắt tay vào nhiệm vụ với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc ngay sau Tết. Trước mắt, tập trung cho công tác chăm sóc, thu hoạch, tiêu thụ vụ lúa đông xuân.
Đồng thời, rà soát các chỉ tiêu, nhiệm vụ trong năm 2024, triển khai thực hiện với phương châm “Hình thức tập trung, nội dung thiết thực, hành động quyết liệt, hiệu quả thực chất” nhằm hoàn thành, về đích sớm các chỉ tiêu nghị quyết của nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra.
Đây là cơ sở để chuẩn bị nền tảng cho giai đoạn tăng trưởng và phát triển mới liên tục trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 đúng với quy hoạch của tỉnh đã được Chính phủ phê duyệt.