Tuy nhiên, công tác cải cách hành chính của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, đòi hỏi sự chủ động, sáng tạo và quyết liệt hơn của các sở, ngành, địa phương, nhất là người đứng đầu.
Nhiều chuyển biến tích cực
Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh Đắk Lắk, trong năm 2022, chỉ số cải cách hành chính của các sở, ngành, địa phương có nhiều chuyển biến tích cực. Có 4/16 sở, ngành có chỉ số cải cách hành chính tăng và có 4/8 chỉ số thành phần có giá trị tăng cao hơn so năm 2021, gồm: công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính; cải cách thể chế; cải cách tài chính công và kết quả sự hài lòng (SIPAS).
Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh Ðắk Lắk, trong năm 2022, chỉ số cải cách hành chính của các sở, ngành, địa phương có nhiều chuyển biến tích cực. Có 4/16 sở, ngành có chỉ số cải cách hành chính tăng và có 4/8 chỉ số thành phần có giá trị tăng cao hơn so với năm 2021, gồm: công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính; cải cách thể chế; cải cách tài chính công và kết quả sự hài lòng (SIPAS).
Gần 5 năm nay, kể từ khi tỉnh Đắk Lắk đưa Trung tâm phục vụ hành chính công vào sử dụng tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị, cá nhân, doanh nghiệp giải quyết các thủ tục hành chính. |
Đối với các huyện, thị xã, thành phố, năm 2022 có 3/15 đơn vị có chỉ số cải cách hành chính tăng và 5/8 chỉ số thành phần có giá trị tăng cao hơn so năm 2021, gồm: công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính; cải cách thể chế; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; cải cách tài chính công; xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số…
Với sự chỉ đạo quyết liệt và áp dụng nhiều sáng kiến, giải pháp vào công tác cải cách thủ tục hành chính cho nên năm 2022, Sở Công thương tỉnh Ðắk Lắk đã vươn lên đứng đầu bảng xếp loại chỉ số cải cách hành chính tỉnh Ðắk Lắk.
Giám đốc Sở Công thương tỉnh Ðắk Lắk Lưu Văn Khôi cho biết, hiện nay, bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh; trong đó 120 thủ tục hành chính thuộc 14 lĩnh vực được cung cấp, tiếp nhận và giải quyết trực tuyến trên hệ thống Cổng dịch vụ công tỉnh, đồng thời đã được đồng bộ lên Cổng dịch vụ công quốc gia. Trong năm 2022, sở đã tiếp nhận, giải quyết 21.324 hồ sơ thủ tục hành chính, trong đó nhận trực tuyến là 21.101 hồ sơ, đạt tỷ lệ 98%; trả kết quả trực tuyến được 20.806 hồ sơ, đạt tỷ lệ 97,5%; giải quyết trước hạn là 21.176 hồ sơ; không có hồ sơ trễ hạn…
Người dân đến tìm hiểu các thông tin được niêm yết công tại các bộ thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thành phố Buôn Ma Thuột. |
Công tác cải cách hành chính là nhiệm vụ chính trị quan trọng, là giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Vì vậy, Ủy ban nhân dân thành phố đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, chú trọng đổi mới, sáng tạo, đề ra nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, theo hướng phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, năng động, trách nhiệm, nâng cao mức độ hài lòng của người dân, tổ chức.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột Trần Ðức Nhật
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột Trần Ðức Nhật cho biết, công tác cải cách hành chính là nhiệm vụ chính trị quan trọng, là giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Vì vậy, Ủy ban nhân dân thành phố đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, chú trọng đổi mới, sáng tạo, đề ra nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, theo hướng phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, năng động, trách nhiệm, nâng cao mức độ hài lòng của người dân, tổ chức.
Đến nay, tổng số hồ sơ thủ tục hành chính cung cấp trên Cổng dịch vụ công là 301 thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của thành phố Buôn Ma Thuột và phường, xã, trong đó cấp thành phố là 199 và cấp phường, xã là 102 thủ tục.
Riêng trong năm 2022, thành phố tiếp nhận 165.143 hồ sơ, đã giải quyết được 164.587 hồ sơ, trong đó hồ sơ giải quyết đúng hạn và trước hạn chiếm tỷ lệ 99,73%, riêng hồ sơ trước hạn đạt hơn 50%; 100% số hồ sơ được cập nhật lên hệ thống iGate.
Với kết quả này, thành phố Buôn Ma Thuột được xếp vị trí thứ nhất về cải cách thủ tục hành chính cấp huyện, thị xã, thành phố năm 2022 của Ðắk Lắk.
Người dân đến giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ thành phố Buôn Ma Thuột. |
Tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Ðắk Lắk, chúng tôi gặp ông Trần Văn Tuấn, chủ một doanh nghiệp đến từ Thành phố Hồ Chí Minh, ông Tuấn chia sẻ: “Trước đây làm hồ sơ, thủ tục đăng ký đầu tư phải đi lại nhiều lần và “gõ cửa” nhiều sở, ngành, vừa mất thời gian, vừa tốn kém và phiền hà. Hai năm gần đây, tất cả hồ sơ chỉ nộp tại Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh hoặc nộp trực tuyến qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến có thể theo dõi được hồ sơ đang nằm ở sở, ngành nào và thời gian giải quyết, trả kết quả. Ðối với các hồ sơ giải quyết trễ hạn, các cấp chính quyền, cơ quan chức năng đều có thư xin lỗi rõ ràng, nêu rõ nguyên nhân, lý do, tôi rất hài lòng”.
Còn nhiều hạn chế cần khắc phục
Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh Ðắk Lắk, mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng công tác cải cách hành chính trên địa bàn vẫn còn những bất cập, hạn chế. Các sở, ngành chưa xử lý dứt điểm kết quả sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế văn bản quy phạm pháp luật sau rà soát; vẫn còn tình trạng chậm công bố, công khai thủ tục hành chính cho nên trong năm 2022 tỉnh chỉ đạt tỷ lệ hồ sơ đồng bộ lên Cổng dịch vụ công quốc gia là 91,06%.
Trong thời gian qua, các thủ tục hành chính liên quan lĩnh vực đất đai ở Đắk Lắk được đánh giá trễ hạn nhiều nhất. |
Bên cạnh đó, tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính do cơ quan chuyên môn cấp tỉnh tiếp nhận trong năm 2022 được giải quyết đúng hạn chỉ đạt 89,32%. Trong đó, tỷ lệ hồ sơ đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường có số lượng hồ sơ trễ hạn cao nhất với 46.861 hồ sơ, chiếm tỷ lệ 99,95% số hồ sơ trễ hạn của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh. Chỉ số thành phần “Xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số” có giá trị trung bình giảm 8,8% so năm 2021…
Bên cạnh đó, tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính do cơ quan chuyên môn cấp tỉnh tiếp nhận trong năm 2022 được giải quyết đúng hạn chỉ đạt 89,32%. Trong đó, tỷ lệ hồ sơ đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường có số lượng hồ sơ trễ hạn cao nhất với 46.861 hồ sơ, chiếm tỷ lệ 99,95% số hồ sơ trễ hạn của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh.
Ðối với cấp huyện, thị xã, thành phố, tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính tiếp nhận trong năm 2022 được giải quyết đúng hạn đạt 98,73%; cấp xã giải quyết đúng hạn đạt 98,8%.
Ðáng chú ý, một số huyện có cán bộ, công chức, viên chức còn sai phạm trong chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng niềm tin của nhân dân và hình ảnh của cơ quan nhà nước…
Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà phát biểu chỉ đạo tại hội nghị triển khai công tác cải cách hành chính năm 2023. |
Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Ðắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà cho biết, để giải quyết những bất cập, hạn chế nêu trên, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tiến hành rà soát, phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm kết quả chỉ số cải cách hành chính năm 2022 xác định rõ những bất cập, hạn chế, ban hành các biện pháp khắc phục và nâng cao hiệu quả cải cách hành chính năm 2023 và những năm tiếp theo.
Trong đó, cần tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm như: chủ động, tích cực đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính; thường xuyên theo dõi, đánh giá, quán triệt việc thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính để kịp thời phát hiện và chỉ đạo xử lý những hạn chế, vướng mắc trong quá trình triển khai và phối hợp thực hiện giữa các cơ quan, đơn vị. Quan tâm bố trí đủ nguồn lực để triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính; chủ động nghiên cứu, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thí điểm hoặc nhân rộng các mô hình cải cách mới có hiệu quả, phù hợp phạm vi, thẩm quyền được giao và các chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cải cách hành chính.
Người dân đến giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Đắk Lắk. |
Tiếp tục nâng cao tính đồng bộ, tính thống nhất và bảo đảm tính khả thi của các văn bản quy phạm pháp luật sau khi ban hành. Tăng cường rà soát, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục hành chính một cách hiệu quả, thực chất; kiểm soát chặt chẽ việc ban hành thủ tục hành chính mới, bảo đảm đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện. Kịp thời công bố công khai và cập nhật thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công, Trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị và tại nơi tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính.
Khắc phục ngay tình trạng niêm yết, đăng tải công khai các mẫu đơn, tờ khai hoặc các quy định thủ tục hành chính đã hết hiệu lực, gây khó khăn cho người dân, tổ chức. Tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp cán bộ, công chức, viên chức có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực.
Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Ðắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà
Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk tặng Bằng khen cho các sở và huyện, thành phố đứng đầu trong thực hiện cải cách hành chính năm 2022. |
Khắc phục ngay tình trạng niêm yết, đăng tải công khai các mẫu đơn, tờ khai hoặc các quy định thủ tục hành chính đã hết hiệu lực, gây khó khăn cho người dân, tổ chức. Tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp cán bộ, công chức, viên chức có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực. Tiếp tục đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo hướng không phụ thuộc vào địa giới hành chính, gắn với số hóa và sử dụng kết quả số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính.