Thanh Hóa có hơn 1.000 trang trại chăn nuôi tập trung, gần 740 nghìn hộ chăn nuôi. Cùng với việc chủ động thực thi các biện pháp phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm của chủ thể chăn nuôi, tỉnh Thanh Hóa tập trung lãnh đạo, điều hành phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn dịch bệnh, tổ chức tiêm các loại vaccine phòng dịch bệnh, bảo vệ đàn gia súc, gia cầm.
Kết quả tiêm phòng đợt 1 năm 2023, tỷ lệ đàn gia cầm được tiêm phòng cúm đạt 80,23%; tiêm vaccine phòng dại cho chó, mèo đạt 90,05%; đàn lợn được tiêm vaccine phòng bệnh tụ dấu đạt 65,97%, dịch tả đạt 66,8% và hơn 80% đàn trâu, bò thuộc diện tiêm phòng được tiêm vaccine phòng bệnh viêm da nổi cục.
Quang cảnh hội nghị. |
Tham dự hội nghị, các đại biểu tiếp tục thảo thuận, đánh giá kết quả đạt được, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong tổ chức tiêm chủng cuốn chiếu, khắc phục lãng phí vaccine, phát huy hiệu quả tiêm phòng, bảo vệ đàn vật nuôi; phát hiện, bao vây, dập dịch kịp thời.
Đại diện huyện Nông Cống trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm tiêm chủng. |
Hội nghị cũng chỉ ra những hạn chế, yếu kém trong thực hiện kế hoạch tiêm chủng đợt 1, các huyện Mường Lát, Quan Sơn, Lang Chánh, thị xã Nghi Sơn và thành phố Sầm Sơn không bảo đảm tiến độ tiêm chủng theo kế hoạch đề ra; đồng thời nghe đại diện các doanh nghiệp giới thiệu, hướng dẫn tiêm vaccine cúm gia cầm độc lực cao, vaccine dịch tả lợn châu Phi, trao đổi, giải đáp những vấn đề liên quan đến hoạt động tiêm chủng.
Đại diện doanh nghiệp trao đổi, hướng dẫn sử dụng vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi. |
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 440 nghìn con trâu, bò, 1,15 triệu con lợn, hơn 25 triệu con gia cầm. Triển khai kế hoạch tiêm các loại vaccine phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm đợt 2 năm 2023, các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh Thanh Hóa tăng cường thông tin truyên truyền về tiêm phòng và lợi ích của hoạt động tiêm chủng; rà soát, bố trí đầy đủ lực lượng chuyên môn, triển khai tổ chức tiêm đồng loạt các loại vaccine phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.
Đi đôi với chỉ đạo, tổ chức thực hiện quyết liệt, các huyện phân công lãnh đạo, thành viên ban chỉ đạo phụ trách, bám địa bàn chỉ đạo công tác tiêm phòng, kịp thời phát hiện yếu kém để khắc phục; thành lập đoàn kiểm tra, đôn đốc chỉ đạo công tác tiêm phòng và có biện pháp xử lý, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc phát sinh.
Đảng viên Biên phòng tặng gà giống, tạo thêm sinh kế cho hộ khó khăn. |
Từ ngày 1/9 đến 30/10,Thanh Hóa phấn đấu đạt tỷ lệ tiêm vaccine phòng bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng trâu bò ở khu vực đồng bằng đạt hơn 90%, trung du đạt hơn 80%, miền núi đạt hơn 70%; tiêm vaccine phòng bệnh tụ dấu, dịch tả cho đàn lợn ở các vùng như trên đạt hơn: 70%, 65%, 60%; tiêm vaccine phòng dịch cúm H5N1 cho đàn gia cầm đạt hơn: 90%, 85%, 80%.
Với đàn chó, mèo được tiêm vaccine phòng dại đạt hơn 90% diện tiêm ở khu vực đồng bằng, hơn 85% ở các huyện vùng trung du và 80% trở lên ở các huyện miền núi. Ngoài các đợt tiêm phòng chính, các địa phương thực hiện tiêm các loại vaccine bổ sung cho gia súc, gia cầm thuộc diện phát sinh, đến tuổi tiêm phòng.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa phát biểu tại hội nghị. |
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa Hoàng Viết Chọn quán triệt mục tiêu tiêm chủng đợt 2, nhấn mạnh trách nhiệm tham gia cả của hệ thống chính trị và lưu ý cập nhật các loại vaccine mới, đề nghị 6 huyện miền núi ứng trước các loại vaccine, triển khai tiêm chủng an toàn, phát huy hiệu quả miễn dịch, bảo vệ đàn gia súc, gia cầm, thành quả hoạt động chăn nuôi, thúc đẩy ngành chăn nuôi tăng trưởng, phát triển bền vững.