Tham dự hội thảo, có hơn 100 đại biểu từ Ban Tuyên giáo, Trường Chính trị, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu lý luận chính trị ở khu vực Tây Nam Bộ và các nhà lãnh đạo, quản lý, các nhà khoa học ở Nam Bộ.
Nội dung hơn 50 tham luận gửi đến hội thảo tập trung làm rõ những vấn đề chủ yếu: Thứ nhất, những vấn đề chung về vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Các tham luận ở nhóm vấn đề này đề cập đến quan điểm và chủ trương của Đảng ta về vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý; nội dung của việc vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long...
Thứ hai, những vấn đề cụ thể về vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Các tham luận đề cập đến các vấn đề, như: Vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc, tôn giáo trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý; vận dụng tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay...
Đặc biệt, tại Hội thảo, một số tham luận đã đề cập đến một số giải pháp vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long.