Nghệ nhân Ưu tú Trần Thu bên bức phù điêu "Sông Thu núi Ngọc".

Khúc đồng dao của gỗ

Tinh tế, chắt lọc từng chi tiết, mảnh ghép lịch sử văn hóa để tái hiện trên từng tác phẩm điêu khắc gỗ như một câu chuyện về lịch sử, chứa đựng những tầng bậc, chiều sâu văn hóa, Nghệ nhân Ưu tú Trần Thu (52 tuổi, trú xã Điện Phong, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) đã hiện thực hóa giấc mơ "hát khúc đồng dao" bằng gỗ trong không gian nghệ thuật Âu Lạc. Hiểu tường tận lịch sử dân tộc và vùng đất quê hương để tự hào, trân trọng là cách sống và làm nghề của ông trong 30 năm qua.
Anh Nguyễn Văn Thạo đang khắc mộc bản.

Kỳ nhân khắc mộc bản

Mỗi chiều của một con chữ Hán chỉ khoảng 1cm, nhưng ở đó, có hàng chục nét khác nhau... Để in kinh sách, trên một mặt gỗ phẳng, người thợ khắc mộc bản phải khoét gỗ, lấy đi những phần thừa, chỉ để lại phần nét chữ. Muốn giỏi nghề, vừa phải giỏi khắc, vừa thạo chữ Hán. Nghề khắc mộc bản là một kỳ công và gần như đã thất truyền. Cả nước chỉ còn một vài nghệ nhân, trong đó anh Nguyễn Văn Thạo (xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh), là một kỳ nhân của cái nghề đòi hỏi nhiều kỹ thuật tinh tế này.
Bức phù điêu ghi lại sự kiện lịch sử ngày 19/5/1967.

Quận Ba Đình đề nghị bảo tồn bức phù điêu tại số 61 phố Trần Phú

Liên quan đến việc phá dỡ nhà máy sản xuất rộng hơn 9.000 m2 tại số 61 phố Trần Phú (quận Ba Đình, Hà Nội) của Công ty cổ phần Thiết bị bưu điện để thực hiện dự án xây dựng công trình gồm 11 tầng nổi và 6 tầng hầm, với chiều cao khoảng 43 m, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình vừa đề nghị chủ đầu tư bảo vệ nguyên trạng bức phù điêu ghi dấu sự kiện ngày 19/5/1967 tại đây.