Một trong những nguyên nhân khiến khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ chưa bứt phá, vươn lên là do thiếu tính liên kết. Vì vậy, Nghị quyết số 26-NQ/TW xác định: Liên kết phát triển vùng là xu thế tất yếu, là động lực kết nối và dẫn dắt sự phát triển các địa phương trong vùng.
Một trong những nguyên nhân khiến khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ chưa bứt phá, vươn lên là do thiếu tính liên kết.
Những năm qua, việc xây dựng cơ chế phối hợp, chính sách liên kết, điều phối giữa các địa phương trong vùng và các vùng khác được xác định là một giải pháp quan trọng. Tại Vùng Kinh tế trọng điểm miền trung, các tỉnh và thành phố đã có những động thái tích cực trong liên kết, mở rộng hợp tác phát triển kinh tế. Nhiều địa phương trong vùng ký kết hợp tác phát triển du lịch nội vùng, hình thành các tour du lịch như: “Con đường di sản miền trung”, “Ba địa phương một điểm đến”; đồng thời mở rộng liên kết du lịch với thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Nguyên...
Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Trần Huy Hòa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội Đà Nẵng, vùng vẫn phát triển theo tư duy kinh tế địa phương và đã xuất hiện những xung đột giữa lợi ích địa phương và lợi ích toàn vùng.
Có thể thấy rõ là các thỏa thuận liên kết trong vùng còn mang tính hình thức, hành chính, nặng về quyết tâm chính trị, chưa có sự phối hợp thực chất. Thời gian qua, hợp tác nội vùng, hợp tác song phương có nội dung ngày càng toàn diện hơn nhưng các văn bản hợp tác mới chỉ mang tính chất đồng thuận về nguyên tắc, còn việc triển khai cụ thể chưa được quan tâm đúng mức. Thí dụ như liên kết trong xây dựng, thực hiện và giám sát việc thực hiện quy hoạch còn yếu và thiếu hiệu quả.
Các hoạt động liên kết theo ngành, lĩnh vực sản xuất kém hấp dẫn. Các hình thức liên kết trong sản xuất còn lỏng lẻo, thiếu ràng buộc, chưa hiệu quả và còn nhiều hạn chế. Kết nối về đầu tư rời rạc, chưa có cơ chế thống nhất, nhất là trong các khu kinh tế, khu công nghiệp. Liên kết trong phát huy hiệu quả các công trình hạ tầng chưa cao.
Do chưa có một “nhạc trưởng” điều tiết, quy hoạch cho nên việc đầu tư xây cảng biển ở miền trung thiếu trọng tâm, khiến nhiều cảng chỉ hoạt động 20%-30% công suất. Kết nối về đào tạo, sử dụng lao động, kết nối về khoa học, công nghệ, thông tin truyền thông còn khiêm tốn. Một trong những nguyên nhân khiến sự liên kết, phối hợp giữa các địa phương Vùng Kinh tế trọng điểm miền trung còn rời rạc, chưa tạo ra sức mạnh tổng hợp là thiếu một cơ chế điều phối đủ mạnh.
Hội đồng Vùng được thành lập sớm nhưng sau thời gian đầu hoạt động hiệu quả thì ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế, chưa thật sự đạt mục tiêu đề ra, chưa phát huy vai trò hạt nhân, động lực thúc đẩy nội vùng và toàn vùng.
Nghị quyết số 26-NQ/TW chỉ rõ: Phải coi liên kết phát triển vùng là xu thế tất yếu, là động lực kết nối và dẫn dắt sự phát triển các địa phương trong vùng. Nghiên cứu tổ chức không gian phát triển vùng theo các tiểu vùng: Tiểu vùng Bắc Trung Bộ, tiểu vùng Trung Trung Bộ và tiểu vùng Nam Trung Bộ. Trong đó, tiểu vùng Trung Trung Bộ có vai trò động lực, có tác động lan tỏa, lôi kéo và thúc đẩy sự phát triển của toàn vùng.
Theo Nghị quyết số 26-NQ/TW, công tác xây dựng quy hoạch cần được quan tâm làm cơ sở pháp lý để các địa phương trong vùng liên kết, hợp tác; là công cụ điều phối, quản lý thống nhất vùng và các tiểu vùng. Đồng chí Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nhận định đó là giải pháp đầu tiên có tính quyết định trong liên kết vùng.
Tỉnh đang tập trung xây dựng quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 phù hợp quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, chú trọng mối liên hệ vùng Đông Nam Á, hành lang đông-tây, mối quan hệ với các đô thị lân cận; đồng thời, bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ, hợp lý giữa bảo tồn và phát triển, giữa thành thị và nông thôn và phù hợp đặc thù riêng có của địa phương.
Di tích Kinh thành Huế. (Ảnh: MINH DUY) |
Tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tập trung xây dựng Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 20Di tích Kinh thành Huế. (Ảnh: MINH DUY)30, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch phát triển các bệnh viện, trường học, trung tâm khoa học-công nghệ; hình thành khu công nghệ cao quốc gia; Quy hoạch phát triển kinh tế biển và đầm phá Tam Giang-Cầu Hai; Khu du lịch quốc gia Lăng Cô-Cảnh Dương...
Đây sẽ là cơ sở để Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm liên kết mạnh về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo. Hiện, các địa phương trong vùng cũng đang tập trung cao độ cho công tác quy hoạch. Tỉnh Bình Định đang cấp tốc hoàn thiện quy hoạch giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Trên cơ sở quy hoạch được duyệt, tỉnh điều chỉnh, bổ sung, xây dựng mới đề án phát triển các ngành, lĩnh vực phù hợp với định hướng phát triển không gian đã được phê duyệt; ưu tiên các nguồn lực để phát triển 5 trụ cột tăng trưởng, gồm: Công nghiệp; du lịch; nông nghiệp công nghệ cao; dịch vụ cảng và logistics; kinh tế đô thị gắn với quá trình đô thị hóa.
Một nhiệm vụ quan trọng khác được Nghị quyết số 26-NQ/TW nhấn mạnh là tập trung cải cách thể chế liên kết vùng để điều phối và kết nối phát triển vùng; trong đó nhấn mạnh yêu cầu nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật về tài chính, cho phép các địa phương huy động, phân bổ và chia sẻ nguồn lực để thực hiện các mục tiêu chung của vùng, nhất là phát triển hệ thống hạ tầng kết nối nội vùng, liên vùng, các dự án có quy mô và sức lan tỏa trong vùng và liên vùng.
Để triển khai hiệu quả, theo đồng chí Bùi Thị Quỳnh Vân, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, Trung ương cần hoàn thiện thể chế liên kết nhằm bảo đảm sự thống nhất, hiệu lực, hiệu quả; quy định rõ ràng, cụ thể về các lĩnh vực cần có cơ chế điều phối cũng như quy định về tổ chức quản lý cấp vùng, đặc biệt về vấn đề liên quan tài chính, ngân sách; rà soát, đánh giá lại chính sách hiện hành, khắc phục sự chồng chéo giữa các luật chuyên ngành dẫn đến khó khăn, lúng túng trong quá trình áp dụng.
Các địa phương thống nhất quan điểm cần nâng cao vai trò của Ban Chỉ đạo điều phối liên kết vùng ở Trung ương, tập trung vào việc tham mưu cho Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành về các vấn đề liên kết vùng nhằm phát huy lợi thế so sánh giữa các địa phương trong vùng. Việc liên kết phải được luật hóa nhằm bảo đảm tính pháp lý ràng buộc cao trong quá trình triển khai thực hiện.
Song song đó, cần định hướng cơ cấu ngành trong thu hút đầu tư vào các khu kinh tế ven biển với tầm nhìn dài hạn trên cơ sở lợi thế so sánh của từng khu kinh tế nhằm phát huy hiệu quả đầu tư, tránh lãng phí tài nguyên và cạnh tranh giữa các khu kinh tế của các địa phương trong vùng; tập trung đầu tư xây dựng các dự án, công trình phát triển hạ tầng có tính đột phá, có sức lan tỏa, tạo động lực cho sự phát triển của vùng; có chính sách ưu đãi để đẩy mạnh huy động các nguồn lực đầu tư.
Các địa phương thống nhất quan điểm cần nâng cao vai trò của Ban Chỉ đạo điều phối liên kết vùng ở Trung ương, tập trung vào việc tham mưu cho Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành về các vấn đề liên kết vùng nhằm phát huy lợi thế so sánh giữa các địa phương trong vùng. Việc liên kết phải được luật hóa nhằm bảo đảm tính pháp lý ràng buộc cao trong quá trình triển khai thực hiện. Đồng chí Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định kiến nghị cần phải sớm xây dựng “Luật Phát triển vùng” nhằm tạo điều kiện cho Hội đồng vùng phát huy hiệu quả và tạo sự liên kết phát triển trong vùng.
Cảng Tiên Sa, Đà Nẵng. (Ảnh: DNP) |
Từ thực tiễn của Đà Nẵng, đồng chí Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND thành phố cho rằng, để thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TW và Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị, chỉ sự nỗ lực của riêng Đà Nẵng là chưa đủ mà cần sự hỗ trợ, phối hợp của các bộ, ngành Trung ương trong đề xuất và ban hành các cơ chế, chính sách phát triển riêng, nhằm tạo thêm nguồn lực cho đầu tư phát triển. Cụ thể như thành lập Trung tâm tài chính quy mô khu vực; thành lập Khu phi thuế quan; xây dựng trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; phát triển Đại học Đà Nẵng thành Đại học Quốc gia...
Khi triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị, Chính phủ đề ra tám nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trong đó hoàn thiện thể chế, chính sách, đẩy mạnh phát triển liên kết vùng được xem là đột phá. Đối với Vùng Kinh tế trọng điểm miền trung, Chính phủ cam kết đồng hành cùng các địa phương trong công tác quy hoạch đồng bộ, thống nhất đổi mới mô hình tổ chức điều phối liên kết vùng, xây dựng cơ chế đặc thù với hàng loạt các dự án ưu tiên đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng.
-------------------------------------
(*) Xem Báo Nhân Dân từ số ra ngày 3/4/2023.