Đại biểu dự hội nghị triển khai kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024 tại tỉnh Điện Biên.

Còn tình trạng cán bộ làm việc cầm chừng, e ngại, sợ trách nhiệm

Sáng 8/1, phát biểu tại Hội nghị triển khai kế hoạch nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh năm 2024 do Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên tổ chức, đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên đã chỉ rõ các nguyên nhân chủ quan làm ảnh hưởng kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế; làm một số chương trình, dự án xóa đói, giảm nghèo tại Điện Biên không đạt chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra.
Việt Nam - Điểm sáng trong bức tranh nhiều màu xám của toàn cầu

Việt Nam - Điểm sáng trong bức tranh nhiều màu xám của toàn cầu

Để giữ vững được sự ổn định kinh tế xã hội, tạo động lực dẫn dắt người dân doanh nghiệp, trong năm 2023 vừa qua, Quốc hội, Chính phủ đã có những điều hành chính sách linh hoạt và kịp thời, cùng với đó là sự chung tay, đồng lòng của người dân và doanh nghiệp. Tuy khó khăn chưa qua đi, nhưng đây là những điểm sáng đáng ghi nhận cho kết quả đã đạt được trong năm 2023 vừa qua.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An.

Long An cần tăng cường kết nối liên vùng, tập trung phát triển những ngành nghề mới nổi

Chiều 25/7, tiếp tục chương trình công tác tại Long An, Thủ tướng Phạm Minh Chính có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An về tình hình phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn và giải quyết các đề xuất, kiến nghị của tỉnh.
 Quy hoạch cảng hàng không, sân bay được thông qua lần này có tính mở cao và đưa ra nguyên tắc sẽ bổ sung cảng hàng không mới và đưa ra khỏi quy hoạch cảng hàng không khai thác không hiệu quả.

Sân bay không phải là “điều kiện đủ” duy nhất giúp địa phương “cất cánh”

Trao đổi ý kiến bên lề lễ công bố quy hoạch cảng hàng không, sân bay sáng 14/7, Cục trưởng Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng khẳng định, cảng hàng không, sân bay có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, cảng hàng không, sân bay chỉ là “điều kiện cần”, chứ không phải “điều kiện đủ” duy nhất để giúp các địa phương “cất cánh” trong phát triển kinh tế-xã hội.
Quang cảnh kỳ họp.

Quảng Nam cần khẩn trương hoàn thành quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030

Ngày 11/7, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam tổ chức kỳ họp thứ 15 Hội đồng nhân dân tỉnh (khóa X) nhiệm kỳ 2021-2026 để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh. Đồng chí Nguyễn Đức Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội dự và phát biểu chỉ đạo.
Toàn cảnh Kỳ họp thứ 6, Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ.

Phú Thọ thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng phát triển kinh tế-xã hội

Sau 2 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Kỳ họp thứ 6, Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ khóa XIX đã hoàn thành các chương trình đề ra. Trong đó, Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ đã thông qua 19 Nghị quyết quan trọng và dành thời gian cho hoạt động thảo luận, giải trình, chất vấn và trả lời chất vấn tại nghị trường.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi phát biểu ý kiến tại buổi làm việc.

Tăng cường hợp tác triển khai hiệu quả Nghị quyết số 24-NQ/TW

Tối 3/3, tại Bình Dương, lãnh đạo các tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh đã có buổi làm việc về tình hình triển khai Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 7/10/2022 của Bộ Chính trị (Nghị quyết 24) và Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 23/11/2022 của Chính phủ về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; tình hình triển khai các dự án giao thông kết nối vùng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo hội nghị. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Vùng đồng bằng sông Hồng cần thực hiện thật tốt vai trò là trung tâm đầu não chính trị-hành chính quốc gia và động lực phát triển kinh tế hàng đầu của đất nước

Ngày 29/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW, ngày 23/11/2022 về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức.
Phát triển kinh tế-xã hội Phú Thọ trên nền tảng văn hóa đậm đà, giàu bản sắc

Phát triển kinh tế-xã hội Phú Thọ trên nền tảng văn hóa đậm đà, giàu bản sắc

Chiều 12/7, làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Phú Thọ cần nghiên cứu về liên kết vùng, nhất là liên kết về hạ tầng, gồm hạ tầng cứng và hạ tầng mềm, kết nối chính sách, kết nối thể chế giữa các tỉnh trong vùng. Tỉnh cần chú trọng, quan tâm phát huy hơn nữa vị thế và lợi thế của tỉnh nhà, hiện thực hóa trong quy hoạch, phát triển kinh tế-xã hội trên nền tảng văn hóa đậm đà, giàu bản sắc.
Hội nghị Thành ủy Đà Nẵng lần thứ 8.

Đà Nẵng: Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội

Ngày 28/6, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2020-2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 8 để đánh giá tình hình công tác 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022 và cho ý kiến một số nội dung theo Quy chế làm việc. Đồng chí Nguyễn Văn Quảng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng chủ trì Hội nghị. 

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. (Ảnh: LINH NGUYÊN)

Bộ trưởng Nội vụ: Dân chủ phải gắn với sinh kế, dân trí, dân sinh

Phát biểu giải trình tại phiên thảo luận của Quốc hội về dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở sáng 14/6, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, dân chủ phải gắn với sinh kế, dân trí, dân sinh để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, đồng thời gắn với việc xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh.

Thủ tướng Lào Phankham Viphavanh. (Ảnh: Xuân Sơn)

Lào biến khủng hoảng thành cơ hội phát triển đất nước

Thủ tướng Lào Phankham Viphavanh kêu gọi doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân cống hiến sức lực, trí tuệ để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước và xã hội giao cho, góp phần phát triển đất nước theo chủ trương, đường lối của Đảng, hướng tới việc tự sản xuất hàng hóa tiêu dùng để không phải nhập khẩu, biến khủng hoảng của bùng phát dịch Covid-19 trở thành cơ hội phát triển đất nước.

Cổng Ngọ Môn, Kinh thành Huế trong Quần thể di tích Cố đô Huế. (Ảnh: Minh Duy)

Bảo tồn, phát huy di sản Cố đô Huế góp phần phát triển kinh tế của địa phương

Ủng hộ đề xuất thành lập Quỹ bảo tồn di sản Huế, các đại biểu Quốc hội Đoàn Thị Lê An (Cao Bằng) và Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) cho rằng đây sẽ là một trong những nguồn kinh phí quan trọng để bảo tồn, trùng tu di tích Cố đô Huế trong điều kiện ngân sách địa phương còn khó khăn.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình

Dự kiến 1.400 tỷ đồng cho phát triển kinh tế - xã hội dân tộc thiểu số và miền núi

Chiều 9-11, trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cho biết dự kiến đầu tư 1.400 tỷ đồng để thực hiện Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.