Long An cần tăng cường kết nối liên vùng, tập trung phát triển những ngành nghề mới nổi

Chiều 25/7, tiếp tục chương trình công tác tại Long An, Thủ tướng Phạm Minh Chính có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An về tình hình phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn và giải quyết các đề xuất, kiến nghị của tỉnh.
0:00 / 0:00
0:00
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An.

Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Long An, năm 2022, có 19/19 chỉ tiêu Nghị quyết Tỉnh ủy và 20/20 chỉ tiêu kinh tế-xã hội chủ yếu theo Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh đề ra đều đạt và vượt kế hoạch.

Nhìn chung, qua hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt khá. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng.

Lĩnh vực nông nghiệp được đầu tư, chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn liền với tái cơ cấu ngành nông nghiệp đạt kết quả khả quan. Công nghiệp, xây dựng dần phục hồi và phát triển; thu hút đầu tư đạt kết quả tích cực, nhất là thu hút FDI. Thương mại dịch vụ phát triển khá và không ngừng gia tăng.

Thu ngân sách vượt dự toán hằng năm. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện.

Long An cần tăng cường kết nối liên vùng, tập trung phát triển những ngành nghề mới nổi ảnh 1
Thủ tướng Phạm Minh Chính với các đại biểu tỉnh Long An tham dự buổi làm việc.

Do tác động của đại dịch Covid-19, nên mặc dù hệ thống chính trị, doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh đã có nhiều nỗ lực, phấn đấu nhưng tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh còn nhiều khó khăn, tồn tại, hạn chế.

Về kết quả đạt được cụ thể trên từng lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh cho biết, về lĩnh vực kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 2 năm 2021, 2022 đạt lần lượt là 1,02% và 8,46%, qua 6 tháng đầu năm 2023 đạt 3,43%.

Quy mô kinh tế năm 2022 đạt 156 nghìn tỷ đồng; cơ cấu kinh tế rõ nét, đúng định hướng. GRDP bình quân đầu người năm 2022 đạt trên 90 triệu/người/năm. Tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt khá cao, bình quân giai đoạn 2021-2022 đạt 2,46%/năm; 6 tháng đầu năm 2023 tăng 3,71%.

Long An cần tăng cường kết nối liên vùng, tập trung phát triển những ngành nghề mới nổi ảnh 2
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An.

Tập trung thực hiện Chương trình đột phá về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Sản xuất ngày càng đi vào chiều sâu về hiệu quả, chất lượng; hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung. Đến nay, toàn tỉnh đã có 120/161 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Có 4/15 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Đến nay toàn tỉnh có 16.000 doanh nghiệp; cấp giấy chứng nhận 2.200 dự án trong nước với số vốn trên 253 nghìn tỷ đồng; thu hút FDI trên 1.200 doanh nghiệp với vốn đầu tư trên 10 tỷ USD.

Về lĩnh vực công nghiệp: chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2021 tăng 1,15%; năm 2022 tăng 9,32%; 6 tháng đầu năm 2023 tăng 3,38%. Quy mô ngành công nghiệp không ngừng tăng lên, thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước triển khai dự án tại tỉnh; chú trọng đầu tư công nghệ tiên tiến, đa dạng hóa các lĩnh vực sản xuất.

Về thu hút, cải thiện môi trường đầu tư: Chỉ số PCI đứng thứ 10/63 tỉnh, thành trong cả nước.

Đến nay toàn tỉnh có 16.000 doanh nghiệp; cấp giấy chứng nhận 2.200 dự án trong nước với số vốn trên 253 nghìn tỷ đồng; thu hút FDI trên 1.200 doanh nghiệp với vốn đầu tư trên 10 tỷ USD.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, số doanh nghiệp thành lập mới, số vốn đăng ký của dự án đầu tư trong và ngoài nước tăng cao so với cùng kỳ: đầu tư trong nước: tổng số thành lập mới 801 doanh nghiệp (tăng 5,8% so với cùng kỳ), với tổng số vốn đăng ký 9.391 tỷ đồng; cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 39 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (tăng 15 dự án), vốn đầu tư cấp mới 408,5 triệu USD (tăng 162 triệu USD).

Hạ tầng khu công nghiệp được quan tâm đầu tư; thường xuyên gặp gỡ, đối thoại doanh nghiệp để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc. Đến nay có 18 khu công nghiệp đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy đạt 86,7%.

Long An cần tăng cường kết nối liên vùng, tập trung phát triển những ngành nghề mới nổi ảnh 3
Quang cảnh buổi làm việc.

Về đầu tư hạ tầng kinh tế-xã hội: huy động vốn đầu tư xã hội được kết quả khả quan, giai đoạn 2021-2022 huy động 81,6 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ giải ngân đầu tư công hàng năm duy trì ở mức cao (năm 2021 đạt 95,2% kế hoạch; năm 2022 đạt 93,9% kế hoạch), tỷ lệ giải ngân 6 tháng đầu năm 2023 đạt 49,5% kế hoạch. Đến ngày 19/7/2023, tỷ lệ giải ngân đạt 51,05%.

Các công trình trọng điểm, Chương trình huy động mọi nguồn lực xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông phục vụ phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh được tập trung thực hiện và ngày càng phát huy hiệu quả.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, khởi công Vành đai 3 đoạn qua Long An, ĐT 830E, ĐT 822B (2 cầu), ĐT823D (năm 2021)…

Lĩnh vực thương mại dịch vụ từng bước phát triển ổn định, phát triển mạnh mẽ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ giai đoạn tăng trưởng bình quân 8,19%/năm.

Mạng lưới cơ sở phân phối, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, chợ ngày càng mở rộng, hàng hóa ngày càng đa dạng.

Thị trường xuất khẩu không ngừng mở rộng, hàng hóa của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có mặt trên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ. Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2021-2022 tăng bình quân 4,89%/năm. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2023 gặp khó khăn chung với cả nước, nên kim ngạch giảm giảm 9,15%; kim ngạch nhập khẩu giảm 21,8%.

Công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại tiếp tục được tập trung thực hiện.

Thu ngân sách nhà nước tăng trưởng khá, cơ cấu thu ngân sách đã từng bước vững chắc, ổn định hơn. Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2012 đạt 5.254 tỷ đồng thì đến năm 2022 đạt gần 22 nghìn tỷ đồng…

Tại buổi làm việc, lãnh đạo các bộ, ngành đã phân tích, đánh giá, chỉ rõ những tồn tại, hạn chế và đề xuất các giải pháp để Long An khắc phục mọi khó khăn, thách thức, phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh, vươn lên phát triển nhanh và bền vững; trong đó tập trung vào phát huy vai trò của đầu tư phát triển hạ tầng chiến lược, nhất là hạ tầng giao thông; thu hút mạnh mẽ đầu tư nhờ tận dụng lợi thế giáp Thành phố Hồ Chí Minh; nâng cao chất lượng tăng trưởng, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh…

Long An cần tăng cường kết nối liên vùng, tập trung phát triển những ngành nghề mới nổi ảnh 4

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An.

Chiều 25/7, tiếp tục chương trình công tác tại tỉnh Long An, Thủ tướng Phạm Minh Chính có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An về tình hình phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn và giải quyết các đề xuất, kiến nghị của tỉnh.

Phát biểu ý kiến kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Long An có ví trị chiến lược hết sức quan trọng, có cơ hội phát triển để bổ sung, hỗ trợ cho sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông, Tây Nam Bộ mà tỉnh có tính kết nối hết sức quan trọng vì nằm trên hành lang kinh tế đông-tây, bắc-nam, kết nối với hành lang kinh tế ven biển…, do đó tỉnh phải tự lực, tự cường vươn lên phát triển mạnh mẽ.

Tỉnh có nguồn lực con người dồi dào; phải phát huy tốt hơn nữa, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tăng cường đoàn kết, thống nhất. Với tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, với khí thế, cách làm mới, sự đoàn kết, thống nhất, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, tỉnh đã làm tốt công tác phòng, chống dịch, chuyển hướng sang phát triển nhanh, bền vững, góp phần cùng cả nước hoàn thành những nhiệm vụ khó khăn của cả nước vừa qua.

Thủ tướng biểu dương và đánh giá trong thành tựu chung của cả nước có sự đóng góp tích cực của tỉnh Long An.

Long An có ví trị chiến lược hết sức quan trọng, có cơ hội phát triển để bổ sung, hỗ trợ cho sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông, Tây Nam Bộ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính

Thủ tướng lưu ý tỉnh Long An không được trông chờ, ỷ lại; hết sức bản lĩnh khi đối mặt với khó khăn, tranh thủ thời cơ, thuận lợi, không được chủ quan, không quá bi quan, không quá cứng nhắc, trên cơ sở đó xây dựng phương pháp, cách làm để mang lại sự phát triển bền vững, môi trường sống lành mạnh, đem lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

Về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh, Long An có cơ hội mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức, nhưng thời cơ thuận lợi đang đến nhiều hơn, do đó phải nắm bắt, theo dõi sát tình hình, dự báo sát tình hình, điều chỉnh tư duy, phương pháp luận phù hợp, tôn trọng thực tiễn khách quan; nhanh chóng và kịp thời đưa ra chính sách, giải pháp; mạnh dạn, hóa giải những khó khăn, thách thức.

Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần nguồn lực bắt nguồn từ tư duy; động lực phải có sự đổi mới; muốn có sức mạnh thì phải tận dụng sức mạnh của nhân dân; tranh thủ các nguồn lực bên trong và bên ngoài; tranh thủ các yếu tố thiên nhiên, con người, truyền thống lịch sử văn hóa; Long An đi lên từ bàn tay, khối óc, khung trời, mảnh đất của mình.

Về quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, Thủ tướng yêu cầu Tỉnh cần quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và và sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, gắn với quy hoạch của vùng, của tỉnh để tạo ra sức mạnh tổng hợp lớn hơn; phát huy tối đa thế mạnh, hóa giải tốt những khó khăn, thách thức, xử lý những vấn đề còn tồn tại, yếu kém nhiều năm nay.

Tỉnh có nguồn lực con người dồi dào; phải phát huy tốt hơn nữa, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tăng cường đoàn kết, thống nhất.

Thủ tướng Phạm Minh Chính

Bên cạnh đó, Tỉnh phải thường xuyên sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, điều chỉnh nhanh và kịp thời; tăng cường phân cấp, phân quyền, phân bổ nguồn lực; khuyến khích đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức; phối hợp chặt chẽ với các tỉnh trong vùng để chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm.

Với tinh thần đó, Thủ tướng nhấn mạnh định hướng cho Tỉnh: phát triển kinh tế nông nghiệp, nông nghiệp sinh thái; phát triển công nghiệp xanh, công nghệ cao, chế biến chế tạo, năng lượng xanh, sạch, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi số là đột phá. Đồng thời, phát triển dịch vụ hiện đại liên quan logistics, thương mại, nhất là đẩy mạnh thương mại điện tử, coi dịch vụ là bệ đỡ cho sự phát triển; phải đầu tư cho đổi mới sáng tạo nhiều hơn; kết nối hạ tầng kỹ thuật kinh tế-xã hội, đô thị đồng bộ, hiện đại…

Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, Thủ tướng nêu rõ, tập trung đẩy mạnh hơn nữa phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, chống biến đổi khí hậu, phát triển xanh… ngang tầm yêu cầu phát triển; khai thác tốt truyền thống lịch sử, văn hóa hào hùng.

Từ nay đến cuối năm, Tỉnh cần tập trung cho 3 động lực tăng trưởng, đẩy mạnh đầu tư công, lấy đầu tư công kích hoạt, dẫn dắt mọi nguồn lực đầu tư trong xã hội; thúc đẩy mạnh mẽ giải ngân vốn đầu tư công; thúc đẩy đầu tư tư nhân; cải cách thủ tục hành chính, giảm phiền hà; tăng cường đầu tư FDI, tạo môi trường thông thoáng, làm tốt công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng, công tác tái định cư; giải quyết tốt các thủ tục và nhanh chóng triển khai vốn ODA cho các công trình hạ tầng.

Về xuất khẩu, phải nâng cao chất lượng sản phẩm để vào các thị trường lớn; cần phối hợp các bộ, ngành, doanh nghiệp để mở rộng thị trường, chuỗi cung ứng; thúc đẩy mạnh mẽ tiêu dùng trong nước, trong đó thực hiện tốt chính sách tiền tệ; tạo điều kiện cho vay tốt nhất cho các dự án có khả năng thu hồi vốn; thực hiện tốt chính sách đất đai, tháo gỡ mọi khó khăn liên quan vấn đề này. Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường nhanh chóng hướng dẫn tỉnh làm đúng thủ tục để giải phóng nguồn lực; làm tốt chính sách tài khóa…

Về giải ngân 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phục hồi và phát triển, Tỉnh phải kiểm tra, đôn đốc, nắm tình hình, giải quyết khó khăn, nhất là giải quyết mỏ nguyên vật liệu thông thường; triển khai quy hoạch theo hướng, mô hình tổ chức không gian; có quy hoạch tốt rồi thì phải tổ chức thực hiện quy hoạch tốt, phải kêu gọi nhà đầu tư tốt thì mới có dự án tốt; cố gắng gắn thực hiện quy hoạch của tỉnh với quy hoạch của vùng; đa dạng hóa nguồn lực đầu tư, đẩy mạnh hợp tác công tư, huy động nguồn lực xã hội, nhất là nguồn lực đầu tư cho hạ tầng; chú ý khai thác hình thức đầu tư BOT, PPP…

Tỉnh cần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội; trong quá trình thực hiện cơ sở, phải rà soát thể chế xem vướng ở khâu nào để kiến nghị cấp thẩm quyền giải quyết; trong quá trình phát triển phải lựa chọn trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, nhất là trong công tác đầu tư.

Hiện nay, chúng ta đang ưu tiên cho tăng trưởng, do đó phải đẩy mạnh cung tiền; tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị, giữa các tỉnh, giữa địa phương với Trung ương.

Thủ tướng cho rằng cần phải phân luồng đào tạo, tăng cường kỹ năng nghề cho người lao động; đào tạo những nghề hiện nay đang cần như chuyển đổi số, tăng trưởng xanh…

Thủ tướng lưu ý tỉnh phải nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức Đảng, sức chiến đấu của đảng viên; kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện nghiêm các Nghị quyết của Đảng về xây dựng và chỉnh đốn Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ tận tụy, chuyên nghiệp, thực sự vì nhân dân; bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc về an ninh quốc phòng, xây dựng phòng tuyến hợp tác và cạnh tranh kinh tế quốc tế trong khu vực và trên thế giới; tăng cường công tác đối ngoại, nhất là với Campuchia.