Ðẩy mạnh truyền thông là giải pháp quan trọng giúp thu hút khách. Trong ảnh: Du khách tìm hiểu thông tin du lịch tại Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam-VITM Hà Nội 2023. (Ảnh T.HÀ)

Đẩy mạnh truyền thông về du lịch

4 tháng vừa qua, Việt Nam liên tiếp đón hơn 1 triệu khách quốc tế mỗi tháng, nâng tổng số khách quốc tế tính đến tháng 10/2023 đạt gần 10 triệu lượt, vượt xa so với mục tiêu đặt ra từ đầu năm. Thế nhưng con số này mới chỉ tương đương 69% so với năm 2019, thời điểm trước dịch Covid-19, trong khi thị trường khách du lịch trong nước đang có dấu hiệu chững lại sau giai đoạn tăng trưởng mạnh. Như vậy, du lịch Việt Nam còn nhiều việc phải làm để tiếp tục đà phục hồi và bứt tốc, trong đó công tác truyền thông, quảng bá giữ vai trò quan trọng.
Phú Quốc từng liên tục nằm trong tốp những điểm đến được yêu thích nhất. (Ảnh: Hải Nam)

Tìm cách phát triển du lịch nhanh, bền vững từ "câu chuyện" Phú Quốc

Tại Hội nghị Phát triển du lịch Việt Nam nhanh, bền vững do Thủ tướng Chính phủ chủ trì vừa diễn ra, du lịch Phú Quốc đã trở thành từ khóa “hot” khi nhiều chuyên gia liên tiếp đề cập tình trạng trồi sụt về lượng khách du lịch đến “đảo ngọc” thời gian qua. Trường hợp của Phú Quốc cũng là bài học để du lịch Việt Nam tìm cách “xốc lại” mọi mặt nhằm thu hút khách, tiến tới phát triển nhanh, bền vững hơn.
Ngày Du lịch Thế giới 2023, các đại biểu gửi đi thông điệp về sức mạnh của đầu tư xanh cho du lịch. (Ảnh: Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam)

Thông điệp về sức mạnh của đầu tư xanh cho du lịch

Lễ kỷ niệm Ngày Du lịch Thế giới 2023 với chủ đề “Du lịch và Đầu tư Xanh” được tổ chức quy mô lớn vào tối ngày 27/9 tại thủ đô Riyadh, Vương quốc A-rập Xê-út. Chủ đề của Ngày Du lịch Thế giới năm nay gửi đi thông điệp hối thúc các quốc gia thành viên thúc đẩy tăng trưởng, tính bền vững và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các dân tộc, định hình tương lai của du lịch.
Khách du lịch Cần Thơ làm thủ tục tại sân bay Vân Ðồn, Quảng Ninh.

Liên kết phát triển du lịch bền vững

Từ đầu năm đến nay, ngành du lịch Quảng Ninh đã khẳng định sức hút với 10,8 triệu lượt khách. Hiện các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực này đang đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá, chủ động giới thiệu sản phẩm mới để thu hút du khách đến với Quảng Ninh cả bốn mùa trong năm.
Du khách trải nghiệm dịch vụ ngâm chân bằng thảo dược tại ấp Thiềng Liềng, xã Thạnh An, huyện Cần Giờ.

Khai thác tiềm năng du lịch chăm sóc sức khỏe

Việt Nam nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng có nhiều lợi thế để phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe bởi có hệ thống cơ sở y tế hiện đại, đáp ứng được chuyên môn và sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có với các bãi biển lớn hoang sơ, thảm thực vật phong phú, cùng nhiều dược liệu quý, bên cạnh nền y học cổ truyền nổi tiếng. Tuy nhiên, dòng sản phẩm du lịch này vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng sẵn có để trở thành thế mạnh của ngành du lịch nước nhà.
Toàn cảnh tọa đàm.

Các chuyên gia và doanh nghiệp hiến kế thu hút khách quốc tế

Chính sách visa nới lỏng theo hướng thông thoáng cởi mở, nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tập trung cho công tác quản lý điểm đến và xúc tiến, quảng bá du lịch…, đó là hàng loạt giải pháp được các chuyên gia đề xuất tại Tọa đàm “Hiến kế hút khách quốc tế” do Báo Đầu tư tổ chức ngày 22/3 tại Hà Nội, nhằm gia tăng lượng khách quốc tế tới Việt Nam.
Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh phát biểu khai mạc khóa học. (Ảnh: Tổng cục Du lịch)

PATA và Tổng cục Du lịch hợp tác tổ chức khóa học hướng tới phục hồi điểm đến du lịch

Ngày 14/12, Hiệp hội Du lịch châu Á Thái Bình Dương (PATA) phối hợp Tổng cục Du lịch khai mạc Khóa học về khả năng phục hồi điểm đến du lịch. Đây là chương trình nằm trong Dự án của PATA về Khả năng phục hồi điểm đến du lịch (Tourism Destination Resilience) dành cho 4 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, Campuchia, Indonesia và Philippines.