Việt Nam có 43 tổ chức tôn giáo thuộc 16 tôn giáo với khoảng 27% số đồng bào có đạo và 90% số đồng bào có tín ngưỡng. Dù mỗi tôn giáo đều có đường hướng và phương châm hành đạo riêng nhưng đều chung một định hướng là sống "tốt đời, đẹp đạo", luôn gắn bó, đồng hành cùng sự phát triển của dân tộc, vì con người, lấy cứu giúp con người làm phương châm hành đạo.
Một trong những vai trò quan trọng của tôn giáo là bồi đắp, truyền giảng những giá trị đạo đức và nhân văn, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, góp phần xây dựng một nền tảng chung về đạo đức và cách sống đúng đắn cho tín đồ, khuyến khích họ thực hiện những hành động nhân hậu và đối xử công bằng với mọi người chung quanh. Ngoài những đóng góp về giá trị đạo đức và tạo dựng cộng đồng, các tôn giáo còn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng những người gặp khó khăn bằng các hoạt động từ thiện và xã hội.
Ngoài những đóng góp về giá trị đạo đức và tạo dựng cộng đồng, các tôn giáo còn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng những người gặp khó khăn bằng các hoạt động từ thiện và xã hội.
Bên cạnh đó, các tôn giáo, tổ chức tôn giáo còn đóng vai trò quan trọng đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống. Thông qua sinh hoạt tôn giáo, chức sắc, chức việc đã hướng dẫn tín đồ cách làm giàu, vươn lên thoát nghèo, đời sống vật chất từng bước được cải thiện, nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức tự lực tự cường, chung sức đồng lòng cùng với Đảng, Nhà nước xây dựng quê hương, đất nước.
Tiêu biểu cho đường hướng đó, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Thông tin truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng Thích Gia Quang cho biết, phát huy tinh thần từ bi, thương người như thể thương thân, ngày nay các tổ chức từ thiện Phật giáo đã tích cực tham gia công tác từ thiện và an sinh xã hội.
Hiện nay, hoạt động từ thiện được xem là một hình thức nhập thế nổi bật nhất của Phật giáo, được nhân rộng từ cơ sở chùa, tự viện cho đến cộng đồng phật tử trong và ngoài nước, giúp mọi người xích lại gần nhau hơn, đoàn kết dân tộc và cũng là cơ hội để hoằng dương chính pháp, giúp họ trở về với cuộc sống "chân-thiện-mỹ".
Chỉ tính riêng thời gian phòng chống dịch Covid-19 vừa qua, hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã huy động nguồn lực, ủng hộ hàng trăm tỷ đồng cho đất nước chống dịch; tham gia cứu trợ hàng chục nghìn đồng bào khó khăn, đối tượng yếu thế, ủng hộ các y sĩ, bác sĩ, nhân viên y tế, lực lượng vũ trang, tình nguyện viên nơi tuyến đầu chống dịch.
Để tiếp tục phát huy vai trò của các tôn giáo, đóng góp nhiều hơn nữa trong quá trình xây dựng đất nước, cần cụ thể hóa sâu sắc các quan điểm của Đảng, coi việc phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo là một thành tố của văn hóa, có nhiều giá trị tiến bộ mà công cuộc xây dựng xã hội mới có thể tiếp thu.
Đại diện nhiều tôn giáo cho rằng, để tiếp tục phát huy vai trò của các tôn giáo, đóng góp nhiều hơn nữa trong quá trình xây dựng đất nước, cần cụ thể hóa sâu sắc các quan điểm của Đảng, coi việc phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo là một thành tố của văn hóa, có nhiều giá trị tiến bộ mà công cuộc xây dựng xã hội mới có thể tiếp thu, góp phần quan trọng vào việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần tiếp tục đầu tư mạnh mẽ phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao trình độ mọi mặt cho đồng bào các tôn giáo; hướng các chức sắc, tín đồ tôn giáo hoạt động theo đúng pháp luật, ủng hộ các xu hướng tiến bộ trong các tôn giáo, giúp tôn giáo thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm, ngày càng gắn bó với dân tộc và sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân.
Vấn đề quan trọng nữa là tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo, coi đây là nhiệm vụ quan trọng nhằm tạo ra sự chuyển biến căn bản trong nhận thức về tôn giáo và kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ công tác tôn giáo, nhất là ở vùng dễ phát sinh vấn đề phức tạp về tôn giáo, từ đó góp phần nâng cao năng lực chuyên môn, bản lĩnh chính trị và khả năng xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tôn giáo.