Phát hiện mới này cho các nhà khoa học những khả năng nghiên cứu mới về cách sản xuất rượu vang của người Phoenicia, những thương gia đi biển, những người đã giới thiệu văn hóa uống rượu vang trên khắp Địa Trung Hải cổ đại, và ảnh hưởng của họ đối với sự phổ biến của đồ uống trên toàn thế giới.
Một phần của văn hóa uống rượu nho là lịch sử, không chỉ là sự cổ điển của chai rượu, mà còn là một phần của truyền thống thưởng thức nho lên men đã tồn tại hàng nghìn năm. Nhờ sự đan xen giữa rượu và con người, các nhà khảo cổ có thể tiếp tục có những phát hiện bổ sung vào những gì chúng ta biết được về cả hai. Đó chính là những gì đã diễn ra tại Lebanon, nơi các nhà khoa học vừa phát hiện ra một xưởng chế biến rượu nho thô sơ có tới 2.600 năm tuổi, được coi là nơi sản xuất rượu nho lâu đời nhất thế giới.
Tờ tạp chí Antiquity xuất bản tuần này đã có một bài báo viết về sự kiện này, thảo luận về tầm quan trọng của một xưởng ép rượu được tìm thấy trong một trạng thái được bảo quản tốt đáng chú ý, điều này khẳng định sự tồn tại của truyền thống địa phương và sự sáng tạo trong sản xuất thạch cao ở miền nam Phoenicia, đóng góp vào các nghiên cứu về công nghệ của người Phoenicia vào thời đại đồ sắt ở khu vực Địa Trung Hải”.
Một số lượng lớn hạt nho được tìm thấy ở đây cũng cho thấy việc trồng nho bắt đầu từ rất sớm ở khu vực này. Nho thu hoạch về được đưa vào những bồn thạch cao khổng lồ có thể chứa được tới 1.200 gallon nước quả (khoảng hơn 4.500l nước).
Adriano Orsingher, một trong các tác giả của bài báo cho biết, phát hiện mới này tại Tell el-Burak đã làm sáng tỏ hơn về xưởng ép rượu đầu tiên vào thời đồ sắt ở Lebanon. Dự án khảo cổ áp dụng cách tiếp cận đa ngành cho phép các nhà nghiên cứu hiểu được xưởng ép rượu được tạo nên như thế nào, đặc biệt là việc sử dụng công nghệ thạch cao, cũng như quá trình làm rượu bằng cách giẫm lên nho cho đến việc bảo quản sản phẩm ở khâu cuối cùng trong bình như thế nào. Tác giả Adriano Orsingher cũng là một nhà nghiên cứu thuộc trường ĐH Tubingen (Đức).
Bài báo còn cung cấp một số chi tiết quan trọng về quá trình sản xuất rượu nho cổ đại này. Thí dụ, những chậu thạch cao khổng lồ có thế chứa tới 1.200 gallon rượu, và tương tự như việc buôn bán rượu ngày nay, phần lớn sản phẩm được bán ra nước ngoài, đem lại danh tiếng cho vùng Địa Trung Hải.
Một đồng tác giả khác, Helene Sader, thuộc Đại học Mỹ tại thủ đô Beirut cho biết thêm: “Rượu là một trong những mặt hàng giao thương quan trọng của người Phoenicia”.
Những phát hiện này cũng giúp củng cố danh tiếng của người Phonicia với tư cách là những người gây ảnh hưởng rất sớm đến rượu vang. “Mặc dù có nhiều giả thuyết cho thấy người Phoenicia là những tác nhân chính trong lịch sử sản xuất rượu vang, nhưng trong thực tế lại có rất ít bằng chứng chứng minh những giả thuyết này. Phát hiện mới này đã góp phần củng cố những giả thuyết đó” – bài báo viết. Nhà nghiên cứu Helene Sader cho biết, khu vực ven biển của Lebanon đến nay gần như chưa được khai quật, và có rất ít di chỉ khảo cổ từ thời đồ sắt được khai quật cho đến nay”.
Một số điểm sản xuất rượu nho tương tự như vậy đã từng được phát hiện tại khu vực bờ biển phía bắc mà nay là Israel, trước kia thuộc Tyre và Sidon, vương quốc của người Phoenicia.
Người Phoenicia không phát minh ra rượu nho, nhưng lại là những người có công phổ biến loại đầu uống này đi khắp vùng Địa Trung Hải cổ đại, cùng với dầu ô liu và những phát minh khác như bảng chữ cái và đồ thủy tinh.
Dự án khảo cổ thực hiện tại Tell el-Burak là dự án phối hợp giữa Đại học Mỹ tại Beirut và các nhà khảo cổ Đức, những người đã nghiên cứu khu vực này từ năm 2001.