Ba Phó Chủ tịch còn lại là ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam; Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI); Nguyễn Văn Thịnh, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.
Các thành viên Hội đồng Tiền lương quốc gia (sau đây gọi tắt là Hội đồng) còn lại gồm: bốn thành viên đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; bốn thành viên đại diện Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam; ba thành viên đại diện của tổ chức người sử dụng lao động ở Trung ương; một thành viên đại diện của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam; hai thành viên là đại diện của hai hiệp hội ngành nghề ở Trung ương có sử dụng nhiều lao động; hai thành viên độc lập là chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực lao động, tiền lương, kinh tế, xã hội (không bao gồm các chuyên gia, nhà khoa học đang nghiên cứu tại các cơ quan, đơn vị, viện nghiên cứu, trường đại học thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người lao động ở Trung ương).
Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các thành viên Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, nhiệm kỳ bổ nhiệm thành viên không quá 5 năm.
Hội đồng có bộ phận kỹ thuật và bộ phận thường trực giúp việc Hội đồng và thực hiện chức năng, nhiệm vụ và hoạt động theo quy định tại Điều 49, Điều 50 và Điều 53 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động. Chủ tịch Hội đồng ban hành quy chế làm việc của Hội đồng, bộ phận kỹ thuật, bộ phận thường trực giúp việc Hội đồng.
Hội đồng Tiền lương quốc gia có con dấu riêng và được quản lý tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 26-3-2020.