Nửa nhiệm kỳ vừa qua, Tỉnh ủy Ninh Thuận đã ban hành 22 nghị quyết chuyên đề, 10 chương trình hành động, 6 đề án, 48 chỉ thị, 223 kế hoạch... để lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai đồng bộ, có hiệu quả chủ trương phát triển nhanh các nhóm ngành đột phá, trụ cột về kinh tế biển, năng lượng tái tạo, du lịch, nông nghiệp công nghệ cao và các dự án động lực thay thế...
Kết quả có 16/19 chỉ tiêu chủ yếu đạt khá và có khả năng hoàn thành, 3 chỉ tiêu còn nhiều khó khăn (tốc độ tăng GRDP, cơ cấu kinh tế, thu ngân sách). GRDP bình quân ước tăng 9,28%/năm, cao hơn mức tăng trưởng bình quân cả nước và khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ; quy mô nền kinh tế tăng nhanh, gấp 1,5 lần so năm 2020, bằng 78,9% mục tiêu nhiệm kỳ đề ra.
Hạ tầng của thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận được đầu tư xây dựng xứng tầm với chuẩn đô thị thông minh, hiện đại. |
Để đạt các chỉ tiêu chủ yếu trong nửa nhiệm kỳ còn lại, Ninh Thuận đưa ra các giải pháp như: Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế ban đêm theo lộ trình phù hợp, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; trong đó tập trung 5 nhóm ngành, lĩnh vực trọng điểm.
Ninh Thuận phấn đấu đến năm 2025, ngành nông-lâm nghiệp chiếm 44-45%, thủy sản chiếm 55-56% trong cơ cấu ngành nông nghiệp; phát triển mạnh công nghiệp năng lượng, cảng biển, đóng tàu, công nghiệp phụ trợ và các dịch vụ logistics ở khu vực phía nam; đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án du lịch trọng điểm, các khu đô thị mới ven biển.
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận Nguyễn Đức Thanh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. |
Tiếp tục thực hiện chủ trương xây dựng Ninh Thuận thành trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của cả nước; chế biến các sản phẩm đặc thù, tổ hợp xanh hóa chất sau muối; dựa trên công nghệ số, nâng cao giá trị gia tăng ngành du lịch, phát triển du lịch theo hướng toàn diện.
Ninh Thuận tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; các cấp ủy dành nhiều thời gian để chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của cấp ủy cấp dưới theo hướng gần dân, sát dân, tăng cường đối thoại trực tiếp với nhân dân; phát huy vai trò nêu gương của cán bộ đảng viên, nói đi đôi với làm; chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ lãnh đạo, công tác; tiếp tục rà soát sửa đổi, bổ sung Quy chế làm việc đảm bảo phát huy hiệu quả, đúng quy định của Đảng...