Nhớ mãi ông “Trùm chèo”- Giáo sư, Nghệ sĩ Nhân dân Trần Bảng

Giáo sư, Nghệ sĩ Nhân dân Trần Bảng đã qua đời sáng 19/7 tại Hà Nội, thọ 97 tuổi. Là đạo diễn, soạn giả, nhà nghiên cứu, lý luận sân khấu hàng đầu, nhất là về nghệ thuật chèo, sự ra đi của ông để lại trong lòng các nghệ sĩ sân khấu Việt Nam và các nghệ sĩ chèo niềm tiếc thương vô hạn.
0:00 / 0:00
0:00
GS, NSND Trần Bảng cùng con gái Trần Thị Mây và con trai NSƯT Trần Lực. (Ảnh: Trang cá nhân nghệ sĩ Trần Lực)
GS, NSND Trần Bảng cùng con gái Trần Thị Mây và con trai NSƯT Trần Lực. (Ảnh: Trang cá nhân nghệ sĩ Trần Lực)

Giáo sư, Nghệ sĩ Nhân dân Trần Bảng sinh năm 1926 tại làng Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo (thành phố Hải Phòng), trong một gia đình có truyền thống Nho học. Ngay từ tuổi thiếu niên ông đã tỏ ra là người ham học hỏi và tích lũy cho mình vốn kiến thức sâu rộng cả về nền văn minh ở Á Đông và văn minh Phương Tây. Nhờ có vốn Hán học và Pháp văn, ông tiếp tục tìm hiểu về triết học Phương Đông và những tinh hoa của nền văn minh Phương Tây trở thành vốn quý để sau này ông hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

Trần Bảng say mê sân khấu và ông tham gia cách mạng và hoạt động trên lĩnh vực sân khấu, là một trong những người đặt nền móng cho nền sân khấu cách mạng Việt Nam từ những năm kháng chiến chống Pháp trên chiến khu Việt Bắc, để rồi suốt đời ông gắn bó với sân khấu cách mạng nước nhà, nhất là trong lĩnh vực sân khấu dân tộc.

Hơn 70 năm qua, Giáo sư, Nghệ sĩ Nhân dân Trần Bảng đã có những cống hiến lớn cho nền sân khấu Việt Nam. Sự cống hiến của ông được thể hiện trên nhiều phương diện, từ công tác quản lý nghệ thuật cho đến nghiên cứu khoa học về sân khấu, rồi trực tiếp tham gia sáng tạo những tác phẩm sân khấu mới, thực hiện đường lối văn nghệ của Đảng xây dựng nền sân khấu Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc.

Về công tác quản lý nghệ thuật, Giáo sư, Nghệ sĩ Nhân dân Trần Bảng đã từng được giao nhiều chức vụ lãnh đạo trong quản lý sân khấu, từ Tổ trưởng Tổ Chèo trong Đoàn Văn công Nhân dân Trung ương cho đến Trưởng đoàn Đoàn Chèo Trung ương, Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam, Trưởng Ban Nghiên cứu chèo Trung ương rồi đảm nhiệm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn.

Trần Bảng say mê sân khấu và ông tham gia cách mạng và hoạt động trên lĩnh vực sân khấu, là một trong những người đặt nền móng cho nền sân khấu cách mạng Việt Nam từ những năm kháng chiến chống Pháp trên chiến khu Việt Bắc, để rồi suốt đời ông gắn bó với sân khấu cách mạng nước nhà, nhất là trong lĩnh vực sân khấu dân tộc.

Trên các nhiệm vụ đã từng được giao, ông luôn luôn là người nắm chắc đường lối văn nghệ của Đảng và những chủ trương, chính sách cụ thể để thực hiện đường lối đó vận dụng vào việc quản lý nghệ thuật sân khấu. Ông là người chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật biểu diễn sân khấu thực hiện các nhiệm vụ chức năng đã được Nhà nước quy định cho các đơn vị nghệ thuật, để sáng tạo ra những tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao phục vụ cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Với những cương vị được giao, ông đã có ảnh hưởng rất lớn đối với các đơn vị nghệ thuật sân khấu nước nhà trên nửa thế kỷ. Trong công tác quản lý nghệ thuật, ông kiên quyết đấu tranh chống những khuynh hướng không lành mạnh như thương mại hóa sân khấu hay chạy theo thị hiếu tầm thường của một bộ phận khán giả, góp phần làm cho sân khấu Việt Nam luôn luôn đi đúng hướng, lành mạnh và có tác động tích cực vào xã hội góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước.

Trong công tác quản lý nghệ thuật, ông đặc biệt chú trọng tới việc thực hiện chủ trương bảo tồn và phát huy sân khấu dân tộc nhất là đối với nghệ thuật chèo - bộ môn nghệ thuật mà ông trực tiếp tham gia sáng tạo nghệ thuật. Ông đã trở thành người có vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy sân khấu chèo, có ảnh hưởng lớn tới các đơn vị nghệ thuật chèo trong cả nước. Vì vậy, trong cuộc hội thảo về chèo năm 1973, nhà thơ Cù Huy Cận - Thứ trưởng Bộ Văn hóa - đã gọi ông là anh Trùm Bảng. Và sau này, Trùm Bảng đã trở thành một trong những tên gọi mà giới nghệ sĩ và các nhà nghiên cứu dành cho ông.

Về việc nghiên cứu khoa học về chèo, Giáo sư Trần Bảng là một trong những người đi đầu khởi xướng và thực hiện việc nghiên cứu khoa học về nghệ thuật sân khấu chèo, từ khi ông được giao nhiệm vụ làm Trưởng Ban Nghiên cứu chèo Trung ương được thành lập năm 1958. Ông đã tập hợp một số cán bộ nghiên cứu và các nghệ nhân dân gian vùng đồng bằng Bắc Bộ để sưu tầm ghi chép và khai thác vốn chèo cổ được tích lũy ở các nghệ nhân chèo để có được một kho tàng quý báu về các làn điệu chèo cổ và các vở chèo cổ tiêu biểu, là tinh hoa của sân khấu truyền thống. Trên cơ sở kho tư liệu vô giá ấy, ông tổ chức nghiên cứu về chèo và đích thân thực hiện công việc quan trọng này.

Nhiều bài viết và sau này là những công trình nghiên cứu khoa học của ông về chèo, đã trở thành cơ sở tổng kết thực tiễn, góp phần hình thành một cách bài bản lý luận đối với nghệ thuật chèo. Những quan điểm, luận điểm của ông đã trở thành những luận điểm cơ bản để các thế hệ học trò thừa kế và phát triển, làm cho lý luận về sân khấu chèo ngày càng hoàn thiện, trở thành kim chỉ nam định hướng cho việc thừa kế và phát triển chèo trong thời đại mới.

Trong những công trình khoa học của ông về chèo, phải kể đến công trình tiêu biểu nhất là Khái luận về chèo và tiếp sau là Trần Bảng - đạo diễn chèo. Trong những công trình này, ông đã khám phá phát hiện và nêu ra những nguyên tắc cơ bản trong phương pháp nghệ thuật của chèo và những vấn đề quan trọng trong công tác, cách thức đạo diễn một vở chèo như thế nào để bảo đảm vở diễn là một vở chèo thực thụ, giữ được và phát triển những nguyên tắc cơ bản của chèo truyền thống.

Về sáng tạo nghệ thuật, Giáo sư, Nghệ sĩ Nhân dân Trần Bảng là một trong những tác giả chèo cách mạng thế hệ đầu tiên với những tác phẩm có tiếng vang một thời như Con trâu hai nhà, Đường đi đôi ngả và sau là Tình rừng, Chuyện tình năm 80, Cô gái và anh đô vật... Và ông cũng là người đưa chèo vào đề tài mới với những thử nghiệm để rút ra định hướng đúng đắn cho việc chèo thể hiện đề tài hiện đại.

Trải qua nhiều thực nghiệm, qua một số vở diễn do chính ông sáng tác kịch bản và đạo diễn, đồng thời với quá trình nghiên cứu lý luận về chèo, Giáo sư, Nghệ sĩ Nhân dân Trần Bảng đã đi tới sự khẳng định một khuynh hướng đúng đắn cho việc kế thừa và phát triển cao truyền thống trong chèo hiện đại, trở thành khuynh hướng chính trong sân khấu chèo từ cuối thế kỷ 20 cho đến nay.

Ông là người chỉ đạo việc chỉnh lý vở chèo cổ Quan âm Thị Kính và trực tiếp dàn dựng cho Nhà hát chèo Việt Nam qua ba bản diễn để rút ra cách thức dựng lại các vở chèo cổ như thế nào. Ông là người chỉ đạo việc cải biên vở chèo cổ Kim Nham thành vở Súy Vân và trực tiếp dàn dựng vở này trên sân khấu, trở thành một vở diễn mang tính kinh điển, và hơn nửa thế kỷ qua, hầu hết các đơn vị chèo chuyên nghiệp của nước ta đều dàn dựng theo bản diện mà Giáo sư Trần Bảng đã dàn dựng thành công.

Trải qua nhiều thực nghiệm, qua một số vở diễn do chính ông sáng tác kịch bản và đạo diễn, đồng thời với quá trình nghiên cứu lý luận về chèo, Giáo sư, Nghệ sĩ Nhân dân Trần Bảng đã đi tới sự khẳng định một khuynh hướng đúng đắn cho việc kế thừa và phát triển cao truyền thống trong chèo hiện đại, trở thành khuynh hướng chính trong sân khấu chèo từ cuối thế kỷ 20 cho đến nay.

Giáo sư, Nghệ sĩ Nhân dân Trần Bảng còn là người có công lớn trong việc đào tạo nhiều thế hệ nghệ sĩ sân khấu chèo. Ông trực tiếp giảng dạy rất nhiều lớp diễn viên chèo, đạo diễn kịch hát dân tộc tại các trường nghệ thuật ở một số địa phương và nhất là ở Trường đại học Sân khấu-Điện ảnh Hà Nội.

Nhiều nghệ sĩ chèo do Giáo sư Trần Bảng trực tiếp đào tạo đã trở thành những Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú của ngành chèo và nhiều nghệ sĩ đã trở thành những cán bộ nghệ thuật, những cán bộ lãnh đạo ở các đơn vị chèo, phát huy được những tri thức và những kỹ thuật, nghệ thuật của nghề chèo trong các tác phẩm nghệ thuật mà anh chị em là người trực tiếp sáng tạo.

Giáo sư, Nghệ sĩ Nhân dân Trần Bảng cũng đã tham gia đào tạo nhiều tiến sĩ, thạc sĩ nghệ thuật học, văn hóa học tại Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam và Trường đại học Sân khấu-Điện ảnh Hà Nội. Các học trò của ông đều đã trưởng thành và có những đóng góp tích cực cho việc phát triển nền sân khấu Việt Nam, nhất là trong việc bảo tồn và phát triển nghệ thuật sân khấu dân tộc.

Giáo sư, Nghệ sĩ Nhân dân Trần Bảng còn là một tấm gương trong sáng, mẫu mực về nhân cách của người nghệ sĩ chân chính, về đạo đức nghề nghiệp, về những tình cảm cao đẹp mà ông dành cho gia đình, đồng nghiệp và các thế hệ học trò của ông.

Với những cống hiến to lớn cho sự nghiệp sân khấu Việt Nam, ông đã được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều Huân chương, Huy chương cao quý. Ông đã được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật đợt đầu tiên và sau đó là Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật. Và phần thưởng cao quý nhất đối với ông chính là lòng kính trọng và tin yêu của các nghệ sĩ sân khấu cả nước n