Nhật Bản thiết lập khung pháp lý cho hoạt động lưu trữ carbon

NDO -

Khung pháp lý về thu giữ và lưu trữ carbon (CSS) nhằm cho phép các công ty tiến hành lưu trữ carbon dioxide (CO2) dưới lòng đất hoặc dưới đáy biển vào năm 2030, góp phần giúp quốc gia Đông Á đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào giữa thế kỷ này.

Đường ống vận chuyển CO2 đến thiết bị loại bỏ khí thải tại khu thử nghiệm thu giữ và lưu trữ carbon Tomakomai ở Tomakomai, tỉnh Hokkaido, Nhật Bản ngày 22/3/2018. (Ảnh: Reuters)
Đường ống vận chuyển CO2 đến thiết bị loại bỏ khí thải tại khu thử nghiệm thu giữ và lưu trữ carbon Tomakomai ở Tomakomai, tỉnh Hokkaido, Nhật Bản ngày 22/3/2018. (Ảnh: Reuters)

Trong đề cương báo cáo tạm thời, dự kiến được ban hành vào tháng tới, Bộ công nghiệp Nhật Bản ước tính “đất nước Mặt trời mọc” có khả năng lưu trữ 120-240 triệu tấn CO2 mỗi năm vào năm 2050.

Đề cương bao gồm kế hoạch đệ trình một dự luật lên Quốc hội nước này trong năm 2023 về việc thiết lập quyền lưu trữ CO2 mới ở Nhật Bản và giới hạn trách nhiệm của các nhà vận hành trong trường hợp xảy ra sự cố rò rỉ hoặc các sự cố khác.

Theo một quan chức thuộc Bộ công nghiệp Nhật Bản, khung pháp lý này nhằm nâng cao khả năng dự đoán cho các công ty.

Người này cho rằng chính phủ cần hành động nhanh chóng bởi các công ty sẽ cần phải triển khai các nghiên cứu khả thi trong năm 2023 và đưa ra quyết định đầu tư cuối cùng vào năm 2026 để có thể bắt đầu mảng kinh doanh thu giữ và lưu trữ carbon vào năm 2030.

Bộ công nghiệp cũng dự định đưa vào khung pháp lý một kế hoạch vận chuyển một phần khí thải CO2 ở Nhật Bản sang lưu trữ ở các quốc gia khác, bởi vì việc lưu trữ tất cả lượng khí thải CO2 trong phạm vi lãnh thổ Nhật Bản sẽ là điều không thể.

Bước dịch chuyển của thế giới nhằm chống biến đổi khí hậu