Với hơn một nửa số dân sống ở khu vực nông thôn và hơn một nửa diện tích đất đai là đất nông nghiệp, thành phố Hà Nội cần đưa ra những lựa chọn khi xác lập quy hoạch thành phố theo Luật Quy hoạch, cũng như điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Cấu trúc không gian, cảnh quan, hành lang xanh, nông nghiệp-nông thôn là những vấn đề cần cân nhắc kỹ lưỡng để khai thác hiệu quả, tạo động lực, điểm tựa cho phát triển kinh tế-xã hội, cũng như phát triển đô thị.
Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết tán thành chủ trương thành lập quận Gia Lâm và 16 phường thuộc quận. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để Gia Lâm từng bước thiết lập mô hình tổ chức chính quyền đô thị, góp phần khai thác lợi thế để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) không chỉ giúp Hà Nội giải quyết được những hạn chế, bất cập hiện nay, mà cần hướng tới mục tiêu tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý; xây dựng cơ chế đặc thù, vượt trội để xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội với vị trí, vai trò là trung tâm chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học-công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan tỏa để thúc đẩy vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.
Ngày 26/8, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã ký ban hành Chương trình hành động số 16-CTr/TU của Đảng bộ thành phố thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5-5-2022 của Bộ Chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.