Giáo dục Stem đang thay đổi tư duy dạy và học

Giáo dục Stem đang thay đổi tư duy dạy và học

Ngày hội STEM là một trong những hoạt động giáo dục được tổ chức khá sôi nổi trong thời gian gần đây ở khắp các tỉnh thành trên phạm vi toàn quốc. Một trong những ý nghĩa quan trọng của Ngày hội chính là yếu tố truyền thông cộng đồng, kết nối xã hội, qua đó cổ vũ mạnh mẽ nỗ lực của các thầy cô giáo, các em học sinh trên mọi miền tổ quốc trên hành trình tìm kiếm, mở mang các tri thức khoa học trong bối cảnh mới.
Giờ học tại không gian văn hóa Mường, Trường tiểu học và trung học cơ sở A Đú Sáng (Kim Bôi, Hòa Bình).

Sáng tạo trong thay đổi không gian trường, lớp học

Hòa Bình là địa phương có tới hơn 80% số trường học nằm ở vùng khó khăn, điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn. Bằng sự tâm huyết, sáng tạo, đội ngũ cán bộ, giáo viên của tỉnh nỗ lực đổi mới, sáng tạo, từng bước thay đổi không gian trường, lớp học theo hướng xanh, an toàn, giúp học sinh yêu thích đến trường và hứng thú hơn trong học tập.
Thông báo kết luận thanh tra

Nhiều tập thể, cá nhân ngành giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh bị đề nghị kiểm điểm

Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh vừa công bố thông báo kết luận thanh tra trách nhiệm Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh trong thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, xử lý đơn, khiếu nại, tố cáo; thanh tra việc quản lý, sử dụng tài chính tại đơn vị này. Thời kỳ thanh tra là năm 2021-2022.
Học sinh lớn tuổi tại lớp học xóa mù chữ tại thôn 6 (xã Long Tân) đang tập đọc.

Niềm vui từ những lớp học đặc biệt

Trong những năm gần đây, Bình Phước đã ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất cho ngành giáo dục, nhờ đó đến nay không còn phòng học tạm, phòng học dột nát. Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn những em học sinh không thể tới trường vì những lý do khách quan, chủ quan khác nhau. Vì thế, công cuộc xóa mù chữ cho bộ phận này vẫn đang được các hội, đoàn thể chú ý với nhiều cách làm hay, hiệu quả.
Trường Trung học phổ thông Phan Ngọc Hiển (thành phố Bạc Liêu), nơi xảy ra vụ việc đau lòng.

Chủ tịch tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo ngăn chặn nạn bạo lực tại các trường học

Mấy ngày qua, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh một nữ sinh dùng mũ bảo hiểm đánh liên tục vào vùng đầu một nữ sinh khác. Sự việc này được xác định xảy ra tại khu vực bên trong cổng Trường trung học phổ thông Phan Ngọc Hiển (thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu), gây bức xúc, bất bình trong xã hội.
Những việc cần làm ngay (Bài 15)

Những việc cần làm ngay (Bài 15)

Hiện nay trong ngành giáo dục đang có hàng vạn đơn xin thôi việc. Lý do: Cuộc sống nhà giáo quá chật vật, đồng lương ít ỏi, phương tiện làm việc thiếu thốn, sức khỏe giảm sút. Điều kiện học tập của con em chúng ta ở nhiều nơi rất tồi tệ. Trường lớp chật chội, dột nát. Bàn ghế xiêu vẹo. Thiếu bảng, thiếu phấn, thiếu giấy, thiếu mực. Năm, sáu học sinh dùng chung một bộ sách giáo khoa.
Trẻ học tập qua thiết bị điện tử. Ảnh: NGỌC MAI

Chuyển đổi số trong ngành giáo dục Thừa Thiên Huế

Những năm gần đây, tỉnh Thừa Thiên Huế liên tục có những bước đột phá trong các bảng xếp hạng liên quan đến chính quyền số và được biết đến là điểm sáng của cả nước trong triển khai chính quyền điện tử, dịch vụ đô thị thông minh và chuyển đổi số. Trong đó, ngành giáo dục Thừa Thiên Huế là một trong những đơn vị dẫn đầu về thực hiện chuyển đổi số.
 Học sinh trường THCS Thăng Long, quận Ba Đình, Hà Nội đến trường dự lễ khai giảng sáng 5/9. Ảnh: THÀNH ĐẠT

Năm học mới và kỳ vọng đổi thay

Học sinh và các trường học trên cả nước bắt đầu bước vào năm học mới 2022-2023 trong niềm vui hân hoan, phấn khởi. Bộ Giáo dục và Ðào tạo đã chỉ đạo ngành giáo dục các tỉnh, thành phố tổ chức lễ khai giảng theo hướng gọn nhẹ, phù hợp điều kiện của địa phương, nhà trường nhưng vẫn tạo không khí vui tươi, ý nghĩa. Bộ cũng đề nghị các trường phối hợp tốt với cha mẹ học sinh để tạo sự đồng thuận, chia sẻ, hỗ trợ ngành giáo dục thực hiện tốt nhiệm vụ năm học đã đề ra.
Học sinh Trường tiểu học Phan Đình Phùng, quận 3 trong giờ ăn cơm buổi trưa.

Vượt khó để duy trì dạy học trực tiếp

Khoảng 1,7 triệu học sinh ở tất cả các khối lớp từ bậc mầm non, tiểu học, THCS và THPT tại TP Hồ Chí Minh đã bước sang tuần lễ thứ tư dạy và học trực tiếp. Trước bối cảnh dịch Covid-19 có chiều hướng gia tăng phức tạp, ngành giáo dục thành phố đang gặp nhiều khó khăn trong nỗ lực bảo đảm an toàn sức khỏe cho học sinh, duy trì dạy và học trực tiếp trên lớp.

Học sinh Trường THPT Đông Thành tham khảo kiến thức tại thư viện của nhà trường.

Linh hoạt bảo đảm dạy và học trong tình hình mới

Xác định mục tiêu bảo đảm chất lượng dạy và học là nhiệm vụ hàng đầu nên ngay sau khi dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh được kiểm soát, Trường THPT Đông Thành, thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đã kịp thời triển khai các biện pháp, xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình mới, góp phần duy trì công tác giảng dạy và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường.

Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn

"Lẽ phải cao nhất và sự bù đắp lớn nhất là học trò thân yêu"

Những suy nghĩ và trăn trở đầu tiên sau khi nhậm chức của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn là những suy nghĩ về nghề nghiệp và sự nghiệp của nhà giáo. Vị trưởng ngành đã có thư gửi tới các thầy cô giáo, công chức viên chức người lao động trong ngành giáo dục. Báo Nhân Dân điện tử trân trọng giới thiệu.