Không còn đất hoang, đồi trọc, không còn cằn cỗi ruộng vườn, xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, nay đã “chuyển mình”. Những vạt nương ngô, sắn cao sản trải dài sườn đồi; những thửa ruộng màu mỡ dồi dào nước; những nếp nhà sàn khang trang nằm yên bình bên các con đường rộng rãi, sạch đẹp; chợ trung tâm xã được nâng cấp với quy mô lớn hơn, với những sản vật đặc trưng của đồng bào dân tộc Thái, tạo nên khung cảnh vùng chiến trường xưa nay tràn đầy sức sống.
Người dân Điện Biên thường gọi khu rừng MƯỜNG PHĂNG là “ Rừng Đại tướng ”, bởi đây chính là nơi đặt Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, nơi phát ra những chỉ thị, mệnh lệnh có tính chất quyết định để làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Nhắc đến chiến thắng Điện Biên Phủ, ngoài các địa danh nổi tiếng như Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam, đồi A1... không thể không nhắc đến Mường Phăng. Đây là nơi đặt Sở Chỉ huy - cơ quan đầu não của chiến dịch Điện Biên Phủ trong 105 ngày (từ 31/1-15/5/1954).
Trong đời làm báo, ai cũng coi những vùng đất lịch sử, cách mạng, văn hóa hằn sâu trong tâm trí. Với tôi, đó là Mường Phăng, một cánh rừng nằm cách trung tâm thành phố Điện Biên 12 km theo đường chim bay, nơi đặt trụ sở của Bộ Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, mà người đứng đầu là Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người được Bác Hồ giao nhiệm vụ là “tướng quân tại ngoại” quyết định toàn bộ các hoạt động của chiến dịch trong 56 ngày đêm ròng rã để làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu” vào ngày 7/5/1954.
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tập ký sự “Điện Biên Phủ - Bản hùng ca còn mãi” vừa được Nhà xuất bản Quân đội nhân dân phát hành là một trong những ấn phẩm đầy ý nghĩa dành cho bạn đọc yêu văn hóa, lịch sử. Tác giả cuốn sách là Đại tá, nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Đoàn Hoài Trung - một cây bút tài năng và có cơ duyên gắn bó lâu năm với mảnh đất Điện Biên anh hùng.
Là tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc có 18 cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống, có cụm di tích chiến trường Điện Biên Phủ, do vậy Điện Biên luôn xác định ưu tiên phát triển du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan cho nên du lịch Điện Biên chưa phát triển xứng với tiềm năng. Thời gian qua, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết, chính sách đặc thù dành riêng cho du lịch, khuyến khích đầu tư và phát triển du lịch.
Những ngày đầu năm, cái tên Ðiện Biên lại được nhắc đến thật nhiều trong các hành trình khám phá thiên nhiên hoang sơ miền Tây Bắc, hay du lịch về nguồn nơi ghi dấu Chiến thắng lịch sử Ðiện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" cách đây 70 mùa Xuân...
Hội thi "Tìm hiểu chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng" kết thúc đến nay đã gần một tháng, vậy mà chị Lò Thị Ương cùng các thành viên thuộc đội thi bản Co Mận, Che Căn, Phăng 1 và bản Bua xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), vẫn nhớ như hội thi mới vừa diễn ra ngày hôm qua.
Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ tại xã Mường Phăng (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) - địa danh lịch sử gắn với Chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Cùng với quần thể di tích chiến thắng Điện Biên, di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ và điểm du lịch phụ trợ luôn là “địa chỉ đỏ” thu hút du khách tìm về khi đặt chân lên mảnh đất Điện Biên- Tây Bắc Tổ quốc.