Một sao chổi có thể nhìn thấy bằng mắt thường

Ông Paul Lewis, chủ nhiệm khoa thiên văn học trường đại học Tennesssee (Mỹ) đã dẫn sinh viên nhà trường lên nóc một toà nhà để tận mắt chứng kiến hình ảnh sao chổi 17P/ Holmes này.

17P/Holmes bùng nổ và đầu của nó, một đám mây gas và bụi được mặt trời chiếu sáng đang lớn dần, vượt cả kích cỡ của sao Mộc.

Một sao chổi không có đuôi thường giống với các thiên thể khác nhưng đuôi của sao chổi 17P/Holmes có thể nhìn thấy từ phía bắc, trong chòm sao Perseus, với các điểm sáng mờ như những ngôi sao trong chòm sao Gấu (Big Dipper).

Đây thật sự là một điều bất ngờ trong thiên văn, ông Lewis nói.

Kể từ ngày 23-10, các nhà thiên văn học đã có thể quan sát sao chổi này bằng kính viễn vọng nhưng trong đêm đó, nó đã thình lình nổ tung và nở rộng ra.

Năm 1892, một vụ nổ sao chổi tương tự đã được Edwin Holmes phát hiện.

Có thể nói, đây là sự kiện cả đời chỉ thấy một lần, cũng giống như khi sao chổi Shoemaker- Levy 9 va vào sao Mộc năm 1994 – ông Lewis nói.

Các nhà khoa học phỏng đoán, sao chổi 17P/Holmes phát nổ vì trong tâm nó có nhiều lỗ hổng, cấu trúc dạng như tổ ong. Vụ nổ khiến băng từ sao chổi tung ra dưới ánh mặt trời, chuyển thành khí gas.

Không thể lường được chuyện gì sẽ xảy ra khi những sao chổi tiến gần mặt trời, ông Lewis nói. Chúng tôi chờ xem đám mây đầu sao chổi và đuôi của nó, tuy nhiên trông nó giống một vụ nổ hơn và chúng tôi đang quan sát được những bóng khí gas và bụi tung ra từ tâm vụ nổ.

Các chuyên gia dự đoán có thể tiếp tục quan sát sao chổi 17P/Holmes trong ít nhất hàng tuần nữa nếu không phải là hàng tháng. Nếu dùng kính thiên văn hoặc ống nhòm thì có thể quan sát rõ hơn.