Lực lượng chức năng tỉnh Kon Tum thả động vật hoang dã về lại môi trường tự nhiên. (Ảnh ĐỨC THÀNH)

Những bữa tiệc rừng

30 năm qua, từ khi Việt Nam tham gia Công ước về thương mại quốc tế bảo vệ các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES), chúng ta đã có nhiều hành động thiết thực nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và quản lý việc buôn bán các loài động, thực vật có tên trong Sách đỏ. Tuy nhiên trên thực tế, tình trạng săn bắt, buôn bán, nuôi nhốt và sử dụng sản phẩm từ động vật hoang dã ở nước ta vẫn diễn biến vô cùng phức tạp. Điều đó cho thấy khung pháp lý và công tác quản lý, bảo vệ đối với các loài động vật hoang dã còn nhiều bất cập.
Mô hình vườn ươm cây lâm nghiệp tại xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị).

Tiềm năng kinh doanh tín chỉ carbon rừng

Việt Nam có hơn 14,7 triệu héc-ta rừng, đạt tỷ lệ che phủ 42,02%, là nơi hấp thụ và lưu giữ lượng lớn carbon, được đánh giá là một trong những quốc gia có tiềm năng với các dự án về tín chỉ carbon rừng. Theo các nhà phân tích, rừng Việt Nam có thể tạo ra khoảng 50-70 triệu tấn tín chỉ carbon rừng dôi dư, tạo nguồn thu lên đến hàng nghìn tỷ đồng nếu xuất khẩu thành công.
Một điểm chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng không dùng tiền mặt.

Dịch vụ môi trường rừng tạo thêm sinh kế cho người giữ rừng tại Lâm Đồng

Thực tế gần 15 năm qua tại tỉnh Lâm Đồng cho thấy, từ việc nhận khoán bảo vệ rừng hằng năm đã góp phần tạo sinh kế và thu nhập đáng kể cho những hộ nhận khoán. Họ cũng chính là lực lượng hỗ trợ đắc lực cho các chủ rừng trong công tác bảo vệ rừng, giữ vững “lá phổi xanh” vùng nam Tây Nguyên.
Trải nghiệm bơi xuồng ba lá len lỏi dưới tán rừng tràm U Minh Hạ (Cà Mau).

Du lịch U Minh Hạ,“viên ngọc” chưa mài sáng

Cách trung tâm thành phố Cà Mau khoảng 26 km, Vườn quốc gia U Minh Hạ có tổng diện tích hơn 8.500 ha, nằm trên địa phận huyện U Minh và Trần Văn Thời. Ðây là một trong 34 vườn quốc gia của Việt Nam, được Tổ chức UNESCO công nhận là một trong ba vùng lõi Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau.
Ngân hàng chính sách-xã hội Tuần Giáo chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng tại huyện Tuần Giáo.

Hơn 320 nghìn ha rừng ở Điện Biên đủ điều kiện chi trả dịch vụ môi trường rừng

Qua công tác kiểm tra, rà soát và xác định diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng có biến động, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Điện Biên xác định: Trong 407.423ha rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng thì năm 2022 có 320.230ha đủ điều kiện chi trả dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại Nghị định 156/2018/NĐ-CP.
Tồn tiền dịch vụ môi trường rừng tại huyện Điện Biên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác bảo vệ rừng ở địa phương này (trong ảnh, một cánh rừng tại xã Na Ư, huyện Điện Biên đã bị phá).

Huyện Điện Biên tồn hơn 5,2 tỷ đồng dịch vụ môi trường rừng

Thông tin từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Điện Biên, toàn huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) hiện tồn hơn 5,2 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng từ năm 2017 đến 2021. Toàn bộ số tiền tồn trên chính là công chăm sóc, bảo vệ của 356 chủ rừng được giao bảo vệ hơn 10,3 nghìn ha rừng.