Ngay từ sáng sớm, chợ bò Mèo Vạc đã thu hút rất đông người dân và du khách tham quan.

Phiên chợ bò ở vùng cao Mèo Vạc

Phiên chợ bò họp ở trung tâm thị trấn Mèo Vạc (Hà Giang) vào sáng chủ nhật hằng tuần. Chợ không chỉ là nơi trao đổi, mua bán bò giữa người bán và người mua mà còn là nơi giao lưu, gặp mặt, trao đổi kinh nghiệm phát triển chăn nuôi giữa những người dân trên địa bàn. Việc duy trì và phát triển phiên chợ bò làm phong phú thêm nét văn hóa truyền thống độc đáo của cộng đồng các dân tộc vùng cao; tạo động lực cho người dân tiếp tục duy trì, phát triển đàn gia súc nói chung và đàn bò nói riêng, góp phần phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Hiện nay, phiên chợ bò còn là điểm đến hấp dẫn đối với du khách khi tới Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn.
Ông Giàng Chứ Sình ở thôn Lẻo Chá Phìn B, xã Sơn Vĩ, huyện Mèo Vạc chăm sóc bò từ dự án hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản.

Hà Giang tạo sinh kế lâu dài cho người dân vùng cao

Trong những năm qua, tỉnh Hà Giang đã tập trung nguồn lực để triển khai nhiều mô hình giảm nghèo, dự án hỗ trợ sản xuất. Qua đó, đã có hàng chục nghìn hộ nghèo được hỗ trợ giống, vốn và được tiếp cận với tiến bộ khoa học-kỹ thuật để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.
Người dân được hỗ trợ xóa nhà tạm bảo đảm tiêu chí “Cứng tường, cứng nền, bền mái”.

Giúp người dân an cư để thoát nghèo bền vững

Những năm qua, tỉnh Hà Giang đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong hỗ trợ người dân xóa nhà tạm và đạt được nhiều thành quả quan trọng. Có nhà ở kiên cố là động lực cho người dân vươn lên, là giải pháp giúp tỉnh thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo trong giai đoạn 2021-2025.
Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc H’Mông nằm trên diện tích bằng phẳng, bao quanh là núi đá.

Giúp đồng bào dân tộc thiểu số xóa đói giảm nghèo từ phát triển du lịch bền vững

Phát triển du lịch bền vững, bảo tồn và khai thác hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống là “bí quyết” thành công của làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc H’Mông (thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang). Đây cũng là hướng đi tạo đột phá cho phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, giúp xóa đói giảm nghèo cho bà con dân tộc thiểu số tại miền đất cực bắc của Tổ quốc.
Mùa vàng trên ruộng bậc thang Xín Mần (Hà Giang). (Ảnh: NGUYỄN HỮU THÔNG)

Văn hóa truyền thống ở miền biên viễn

Hà Giang - mảnh đất miền biên viễn phên giậu cực bắc của Tổ quốc - là nơi hội tụ của 19 dân tộc anh em cùng sinh sống, tạo cho nơi này một nền văn hóa độc đáo và phong phú. Xác định giá trị văn hóa truyền thống là một thế mạnh lớn, là bệ phóng cho phát triển, Hà Giang đã và đang chú trọng lưu giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn, coi đó là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên.
Một kíp phẫu thuật nụ cười của Bệnh viện Việt Nam-Cuba (Hà Nội) cùng bệnh nhi. (Ảnh: MICHEL NGUYỄN)

Hành trình tìm lại nụ cười trọn vẹn cho trẻ bị dị tật khe hở môi, khe hở vòm

5 giờ sáng, sương mù ngập lối giữa màn trời tối sầm trên đỉnh Khâu Vai (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang). Trong cái lạnh buốt giá, anh Ly Mí Ná cùng vợ là Vừ Thị Cờ, chở cậu con trai mới 9 tháng tuổi Vừ Mí Hùng (người dân tộc H'Mông) bằng xe máy, lắc lư vượt hàng chục ki-lô-mét đường núi xuống trung tâm huyện. Thật khó khăn khi phải quyết định đưa đứa con bé nhỏ rời nhà vào hoàn cảnh này...