Qua quá trình rà soát trên hệ thống nghiệp vụ hải quan đối với mặt hàng đồng xuất khẩu, Tổng cục Hải quan vừa phát hiện một số tờ khai có mô tả hàng hóa không phù hợp mã số khai báo nhưng vẫn được chấp nhận thông quan.
Với điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết, khí hậu thuận lợi, những năm gần đây, cây sầu riêng cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao vượt trội so với nhiều loại cây trồng khác, mang lại đời sống ấm no, giàu có cho nhiều gia đình nông dân tỉnh Đắk Lắk nói riêng, Tây Nguyên nói chung.
Năm 2024, tỉnh Kiên Giang đặt kế hoạch thả nuôi 4.000 lồng cá biển. Từ đầu năm đến nay, ngư dân các khu vực ven biển, đảo thả nuôi hơn 2.800 lồng, đạt hơn 70% kế hoạch, sản lượng thu hoạch hơn 2.000 tấn.
Sau khi quả sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc thì giá bán tăng cao, người dân Đắk Nông đã ồ ạt mở rộng diện tích trồng sầu riêng khiến diện tích tăng vọt, tiềm ẩn rủi ro về dịch hại và “bấp bênh” về đầu ra khi thị trường xuất khẩu có sự thay đổi. Chính quyền địa phương và ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, định hướng cho người dân sản xuất sầu riêng theo chuỗi giá trị gắn với mã số vùng trồng để phục vụ xuất khẩu, bảo đảm phát triển bền vững cho trái sầu riêng.
Thời gian qua, công tác cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đã được đẩy mạnh và có hiệu quả rõ rệt trên cả nước. Tuy nhiên, khâu quản lý và việc xử lý vi phạm mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói tại nhiều địa phương vẫn đang gặp không ít khó khăn, cần sớm khắc phục.
Việc xây dựng hành lang pháp lý đầy đủ cho truy xuất nguồn gốc; đẩy mạnh chuyển đổi số trong truy xuất nguồn gốc đã thể hiện nỗ lực của Việt Nam về quản lý an toàn thực phẩm, hướng đến nền nông nghiệp minh bạch, trách nhiệm, bền vững. Tuy nhiên, nền nông nghiệp nước ta đang đối mặt không ít thách thức, đòi hỏi phải sớm khắc phục tồn tại, hạn chế để truy xuất nguồn gốc sản phẩm hiệu quả và toàn diện, nhất là khi các thị trường xuất khẩu nông sản chính như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU)... đang ngày càng đẩy mạnh áp dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên tất cả các lĩnh vực nông, lâm, thủy sản.
Những lợi ích thiết thực từ việc minh bạch nguồn gốc nông sản là không thể phủ nhận, vậy làm thế nào để tiếp tục thúc đẩy triển khai việc truy xuất nguồn gốc một cách hiệu quả, thực chất. Nhà quản lý, các chuyên gia đầu ngành, hộ sản xuất bày tỏ ý kiến với Nhân Dân hằng tháng.
Thời gian qua, việc thiết lập và cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói cây ăn quả ở các địa phương phía nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao uy tín sản phẩm và tăng kim ngạch xuất khẩu, qua đó cũng góp phần định hướng nông dân sản xuất chuyên nghiệp hơn, đáp ứng tiêu chuẩn và nhu cầu của thị trường.
Hiện nay, nhiều loại cây ăn quả ở khu vực phía bắc đang và sắp vào vụ thu hoạch như: Xoài, vải, chanh leo, chuối, nhãn... Với sản lượng dự kiến hàng trăm nghìn tấn, việc tìm các phương án tiêu thụ trái cây rất được các bộ, ngành, địa phương quan tâm. Trong đó, các phương án như: Đẩy mạnh tiêu thụ qua các sàn thương mại điện tử, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường xuất khẩu… đang được thực hiện nhằm tạo điều kiện để việc tiêu thụ thuận lợi, giúp bảo đảm thu nhập cho nhân dân.
Từ nhiều năm qua, câu chuyện ùn tắc nông sản tại các cửa khẩu xuất sang Trung Quốc luôn là vấn đề "nóng", nhất là vào thời điểm thu hoạch rộ các mặt hàng nông sản trên cả nước. Cùng đó là tình trạng "mất mùa được giá, được mùa mất giá", "trồng-chặt, chặt-trồng" vẫn tái diễn tại nhiều vùng nông nghiệp trọng điểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển bền vững của nhiều ngành hàng.
Trước tình trạng một số doanh nghiệp chưa thực hiện nghĩa vụ đóng phí hoặc gia hạn giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch hết hiệu lực, các đơn vị chức năng như quản lý thị trường, lực lượng thanh tra, kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa tại Trung ương và địa phương sẽ đưa vào nội dung kiểm tra.
Thời gian qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan trong việc thực hiện Ðề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc (Ðề án). Kết quả đến nay đã góp phần hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật, văn bản, tài liệu hướng dẫn về truy xuất nguồn gốc; nâng cao nhận thức xã hội về truy xuất nguồn gốc; xây dựng nền tảng hệ thống truy xuất nguồn gốc thống nhất. Tuy nhiên, nhiều địa phương lại gặp khó khăn, lúng túng trong quá trình xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai các nhiệm vụ của Ðề án.
Đến nay, cả nước có khoảng 4.600 mã số vùng trồng với diện tích khoảng 300.000ha và 2.000 cơ sở đóng gói ở 50 tỉnh, thành phố. Việc thiết lập và cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản là yêu cầu bắt buộc của các nước nhập khẩu nhằm bảo đảm tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.