Điện thoại thông minh ngày càng trở nên phổ biến ở vùng cao tỉnh Bắc Kạn. Bên cạnh những lợi ích thì những chiếc điện thoại kết nối mạng cũng tiềm ẩn nguy cơ trở thành môi trường lý tưởng cho những kẻ lừa đảo. Do mặt bằng dân trí chưa đồng đều, thiếu thông tin, cho nên nhiều người dân đã bị kẻ xấu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Vườn quốc gia Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang vừa phát thông báo đến các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, cơ sở du lịch ở thành phố Phú Quốc và khách du lịch cảnh giác, phòng tránh các chiêu trò lừa đảo du khách nhằm chiếm đoạt tiền, thu lợi bất chính.
Ngày 26/3, Công an tỉnh Đồng Tháp cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra đang thụ lý điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản do bị can Trần Thị Thúy Lan, sinh năm 1981, ngụ phường Mỹ Ngãi, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp thực hiện.
Thông tin từ Công an tỉnh Nam Định cho biết: Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đang thụ lý điều tra vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra trên địa bàn tỉnh Nam Định và các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Ngày 25/3, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an tỉnh Tiền Giang) đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 tháng đối với Phan Tấn Phong để điều tra, làm rõ, xử lý về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Nhu cầu mua, bán vàng trong dân rất lớn, nhưng các điểm kinh doanh vàng không đáp ứng đủ nên nhiều khách hàng lại tìm đến các sàn giao dịch vàng qua mạng xã hội. Đây là cơ hội để các đối tượng lợi dụng trà trộn vàng giả, vàng kém chất lượng khiến nhiều người mắc bẫy.
Ngày 24/3, Ủy ban nhân dân xã Đăk Na, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum cho biết, lực lượng chức năng đã hỗ trợ đưa 3 công dân trú tại địa bàn về nhà an toàn sau khi bị lừa sang Campuchia với chiêu trò “việc nhẹ, lương cao".
Tin lời người quen qua mạng xã hội, anh Nguyễn H.Th. ở Hà Nội đã mất tổng cộng 116 triệu đồng sau nhiều lần chuyển khoản để nhận lại tiền hoa hồng thông qua việc đánh giá sản phẩm du lịch. Theo anh Th., sau 1-2 lần đầu nhận được hoa hồng như đã cam kết để tạo lòng tin, anh đã bị đối tượng dụ dỗ, dùng nhiều chiêu trò để buộc phải nạp số tiền lớn hơn.
Thời gian gần đây, tình trạng giả danh nhân viên điện lực để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, đặc biệt tại khu vực miền Nam và tỉnh Lào Cai. Các đối tượng sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi nhằm đánh cắp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng và chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Lào Cai, tình trạng mạo danh cán bộ ngành điện để lừa đảo có xu hướng gia tăng, với các chiêu trò ngày càng tinh vi, gây thiệt hại cho người dân.
Hiện, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh xuất hiện tình trạng một số đối tượng tội phạm công nghệ cao giả danh đơn vị cấp nước gọi điện yêu cầu khách hàng thanh toán tiền nước, nhắn tin với lời lẽ đe dọa về việc khách hàng bị cắt/đóng nước, đồng thời gửi đường link lạ hoặc mã QR qua Zalo hoặc tin nhắn SMS yêu cầu khách hàng thanh toán tiền nước. Khi khách hàng nhấn vào các đường link hoặc mã QR này để thực hiện thanh toán tiền nước, toàn bộ số tiền trong tài khoản có thể bị chiếm đoạt.
115 người trong số 119 công dân Thái Lan được Campuchia trao trả hôm 1/3 đã bị buộc tội hình sự. Sự việc cho thấy cách tiếp cận mới của Thái Lan để xử lý tội phạm khi thay vì coi những nghi phạm là nạn nhân buôn người, chính quyền đã thu thập được đầy đủ bằng chứng để buộc tội những cá nhân này theo các điều luật về tội phạm xuyên quốc gia.
Chiều 12/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Trị cho biết, vừa tiến hành tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Hoàng Thị Lệ Hằng, sinh năm 1993, trú tại thôn Quật Xá, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Ngày 11/3, Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao phối hợp Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bình Dương đã tạm giữ đối tượng Dương Hữu Cường (sinh năm 2003, thường trú tỉnh Thái Bình) để điều tra làm rõ về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Thời gian gần đây, sau khi có thông tin học sinh mầm non, phổ thông trên cả nước sẽ được miễn học phí, đã xuất hiện hiện tượng các đối tượng xấu giả mạo giáo viên, nhân viên nhà trường thông báo tới phụ huynh học sinh về việc hoàn trả tiền học phí. Các đối tượng này sẽ hướng dẫn phụ huynh làm theo các bước và sau đó hack (truy cập bất hợp pháp) tài khoản ngân hàng của phụ huynh nhằm chiếm đoạt tiền.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã, đang và sẽ theo dõi sát tình hình, đồng thời sẵn sàng các biện pháp bảo hộ cần thiết và kịp thời đối với công dân Việt Nam là nạn nhân trong các vụ việc lừa đảo dọc biên giới.
Với việc đàm phán, ký kết, tham gia vào 19 hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã và đang được tiếp cận tới hầu hết các thị trường tiềm năng trên thế giới, đưa Việt Nam dần trở thành điểm sáng trong nền kinh tế toàn cầu.
Khác với những vụ việc giả danh trước đây, các đối tượng không dẫn dụ người dân chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt mà có sự liều lĩnh, manh động hơn, phân công người đến gặp mặt trực tiếp và nhận tiền, tài sản của bị hại.
Lừa đảo trực tuyến gia tăng và trở nên tinh vi hơn khi tội phạm mạng sử dụng công nghệ mới như Deepfake, Deepvoice (những công nghệ ứng dụng AI) để tạo hình ảnh, video, âm thanh giả mạo giống như thật, khiến người dùng khó phân biệt.
Mặc dù lực lượng chức năng đã tăng cường trấn áp, xử lý nghiêm, nhưng hoạt động của các đối tượng lừa đảo trên không gian mạng vẫn tiếp tục có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp với những thủ đoạn, chiêu thức ngày càng tinh vi hơn. Đã có nhiều người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trở thành nạn nhân của tội phạm công nghệ cao với số tiền bị lừa lên đến hàng trăm triệu đồng.
Chiều 22/2, Công ty Điện lực tỉnh Cao Bằng cho biết, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng xuất hiện tình trạng tội phạm giả danh nhân viên điện lực để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản; đã có một số khách hàng bị tội phạm chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng.
Bộ Công an đưa ra cảnh báo thủ đoạn cắt ghép hình ảnh, video nhạy cảm nhằm mục đích tống tiền. Theo đó, các đối tượng phạm tội nhắm đến nạn nhân là người có điều kiện kinh tế, địa vị xã hội (gồm cả lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ban, ngành của các tỉnh, thành phố trên cả nước).
Ngày 20/2, Công an thành phố Đà Nẵng cho biết, cơ quan điều tra đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Mai Hà (48 tuổi, trú phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng) để điều tra về hành vi “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Công an quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội vừa đấu tranh triệt phá ổ nhóm đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản, với thủ đoạn dụ dỗ người dân chuyển tiền để đầu tư tiền ảo.
Ngày 18/2, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận đơn tố giác tội phạm của chị L.P.D., 30 tuổi, trú tại phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long (thông tin của nạn nhân đã được thay đổi) về việc chị bị lừa đảo, chiếm đoạt hơn 600 triệu đồng.
Theo báo cáo của Chainalysis, tổng giá trị bị chiếm đoạt từ các vụ lừa đảo tiền điện tử trong năm ngoái ước tính ít nhất 9,9 tỷ USD và có thể tăng lên 12,4 tỷ USD nếu có thêm dữ liệu đầy đủ hơn.
Mặc dù biết các thửa đất là đất rừng, đất do Nhà nước quản lý không thể cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng nguyên Trưởng Công an thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang vẫn nhận bán và nhận lời làm giấy cho các bị hại để chiếm đoạt gần 66 tỷ đồng.
Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn hứa hẹn “chạy án" từ lâu đã xảy ra ở nhiều nơi. Các cơ quan chức năng đã thường xuyên tuyên truyền bằng rất nhiều hình thức để người dân biết được thủ đoạn của các loại tội phạm này. Song, nhiều người vẫn sập bẫy "chạy án” vì chủ quan, thiếu hiểu biết.