Lễ “Áp Hô Chiêng” của người Thái trắng ở Lai Châu

Với người Thái trắng ở vùng Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, lễ gội đầu “Áp Hô Chiêng” có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của đồng bào, là nét văn hóa độc đáo, đặc sắc, thể hiện tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, mang tính nhân văn sâu sắc, thân thiện của con người với tự nhiên.
0:00 / 0:00
0:00
Các thiếu nữ thực hiện nghi lễ trong lễ “Áp Hô Chiêng”.
Các thiếu nữ thực hiện nghi lễ trong lễ “Áp Hô Chiêng”.

Người Thái ở Mường So vẫn truyền tai nhau, lễ “Áp Hô Chiêng” bắt nguồn từ huyền tích Nàng Han giả trai đi đánh giặc. Sau khi chiến thắng trở về đến bờ Nậm Bó thuộc suối Nậm Lùm, Nàng Han cho quân sĩ nghỉ ngơi, tắm gội. Tại nơi nàng tắm, bỗng tỏa ra áng mây ngũ sắc, rồi phút chốc đưa nàng bay về trời...

Lễ “Áp Hô Chiêng” của người Thái trắng ở Lai Châu ảnh 1

Trước khi ra suối gội đầu, các cô gái phải đến làm lễ tại đền thờ nàng Han và xin nước từ giếng thiêng rước ra suối. Tại đây thầy chủ tế sẽ dùng lá thơm, vẩy nước thiêng xuống suối, với mong ước dòng suối thượng nguồn của bản luôn trong lành, ban phát cho dân làng nguồn nước dồi dào, no đủ.

Lễ “Áp Hô Chiêng” của người Thái trắng ở Lai Châu ảnh 2

Sau khi vẩy nước xuống suối, thầy chủ tế sẽ dùng phần nước còn lại để các cô gái thoa lên tóc trước khi xuống suối gội đầu, thể hiện sự tôn kính và tưởng nhớ nữ tướng Nàng Han thuở xưa đã từng gội đầu nơi đây.

Lễ “Áp Hô Chiêng” của người Thái trắng ở Lai Châu ảnh 3

Tắm suối, gội đầu là nét văn hóa trong đời sống, sinh hoạt của người con gái Thái.