Thái

Thái
  • Tên gọi khác: Tay Thanh, Man Thanh, Tay Mười, Tày Mường, Hàng Tổng, Tay Dọ, Thổ.

  • Ngôn ngữ: Thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái – Kađai).

  • Cư trú: Người Thái cư trú ở một số tỉnh chủ yếu sau đây tại Việt Nam: Hòa Bình, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An. Quá trình di cư từ đầu những năm 1990 đã mở rộng địa bàn cư trú của tộc người này ra một số vùng khác, trong đó có các tỉnh ở khu vực Tây Nguyên.

  • Lịch sử: Người Thái có cội nguồn ở vùng Đông Nam Á lục địa, tổ tiên xa xưa của người Thái có mặt ở Việt Nam từ rất sớm. Người Thái ở Việt Nam được nhìn nhận là một cộng đồng tộc người với nhiều nhóm địa phương. Nguồn gốc cũng như sự có mặt của họ ở Việt Nam không hoàn toàn giống nhau. Theo các nhà dân tộc học, người Thái ở Việt Nam có hai nhóm chính: Thái Trắng và Thái Đen.

Câu lạc bộ thu hút được sự tham gia của các cháu học sinh là người dân tộc Thái.

Gìn giữ, phát huy nghề dệt thổ cẩm đồng bào Thái

Dệt thổ cẩm là một nghề truyền thống, có từ lâu đời của đồng bào dân tộc Thái. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, đến nay nghề dệt thủ công của người Thái trên địa bàn xã Chiềng Sàng, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La cũng như tại nhiều địa phương khác đang dần bị mai một.
[Video] Nà pha - góc văn hóa quý cần gìn giữ

[Video] Nà pha - góc văn hóa quý cần gìn giữ

Sau nhiều năm, những tấm Nà pha (mặt chăn của người Thái tại Nghệ An) đã được quy tụ lại và gìn giữ trong một bộ sưu tập quý hiếm. Đây là những sản phẩm gần như không còn có thể thể thấy được rộng rãi trong cộng đồng.
Nà pha - nghệ thuật trang trí hoa văn của người Thái

Nà pha - nghệ thuật trang trí hoa văn của người Thái

Nà pha (vỏ chăn của người Thái tại Nghệ An) là những sản phẩm gần như không thể sưu tập được ở cộng đồng nữa, đang được giới thiệu tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Thông qua kỹ thuật dệt, thêu tinh xảo và cách phối màu hài hòa, Nà pha thể hiện nét đặc trưng trong sản phẩm đồ vải của người Thái tại Nghệ An.
Trước khi diễn ra các hoạt động trong dịp Tết Xíp xí, sẽ có phần rước lễ đến các đền.

Tết Xíp xí của người Thái trắng Sơn La

Tết Xíp xí là Tết lớn nhất của người Thái trắng ở Sơn La và vùng Tây Bắc. Xíp xí tiếng Thái nghĩa là 14. Tết Xíp xí của người Thái trắng được tổ chức vào ngày 14/7 âm lịch. Trong ngày này, gia đình nào cũng có mâm lễ vật để cầu sự may mắn cho từng cá nhân, gia đình, dòng họ trong bản; cầu cho mưa thuận, gió hòa, phù hộ cho dân bản sức khỏe dồi dào để lao động, sản xuất; cầu mong thần thánh, tổ tiên phù hộ cho con trẻ được mạnh khỏe, hay ăn chóng lớn, không ốm đau bệnh tật.
Về Sơn La vui Tết Xíp xí với đồng bào Thái trắng

Về Sơn La vui Tết Xíp xí với đồng bào Thái trắng

Diễn ra hằng năm vào ngày 14/7 âm lịch, Tết Xíp xí là Tết lớn nhất của người Thái trắng ở Sơn La và vùng Tây Bắc, là dịp để con cháu người Thái trắng thể hiện lòng biết ơn và tưởng nhớ tổ tiên, để người lớn dành sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt đến thế hệ trẻ. Năm nay niềm vui nhân gấp bội khi Nghi lễ Tết Xíp xí của người Thái trắng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Aratay Coffee: Gắn sao cho sản phẩm OCOP bằng “sự tử tế”

Aratay Coffee: Gắn sao cho sản phẩm OCOP bằng “sự tử tế”

Được sản xuất từ vùng đất của cà-phê đặc sản Arabica, Slogan “tử tế đến từng hạt” đã không chỉ giúp sản phẩm cà-phê của Hợp tác xã (HTX) Aratay Coffee, xã Chiềng Chung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La được người tiêu dùng ưa chuộng, mà còn vinh dự được chứng nhận đủ tiêu chuẩn trở thành sản phẩm OCOP 4 sao.
Trong veo, mộc mạc và hồn nhiên những công dân "nhí" vùng cao Nậm Vì

Trong veo, mộc mạc và hồn nhiên những công dân "nhí" vùng cao Nậm Vì

Ở vùng cao xa xôi, nơi hầu hết những mái nhà dựng ở cheo leo vách núi hay cạnh dòng suối róc rách đêm ngày, xa rời các món đồ chơi công nghệ đắt đỏ, sặc sỡ..., nét hồn nhiên của trẻ thơ như được gìn giữ cẩn thận hơn, khiến bất cứ vị khách phương xa nào cũng như thấy tâm hồn dịu lại.

Không gian show diễn thực cảnh “Huyền tích U-va” tại Nhà văn hóa bản U-Va, xã Noong Luống, huyện Điện Biên.

[Ảnh] Hấp dẫn show diễn thực cảnh "Huyền tích U-Va"

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động văn hóa chào mừng Năm du lịch quốc gia - Điện Biên và Lễ hội hoa ban Điện Biên 2024, tại nhà văn hóa bản U-Va, xã Noong Luống, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, lần đầu tiên show diễn thực cảnh “Huyền tích U-Va” được công diễn đã thu hút sự quan tâm của đông đảo nhân dân và du khách trong nước và quốc tế.
Trình diễn xòe Thái tại chương trình giới thiệu, trưng bày di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận.

Lan tỏa vẻ đẹp những điệu xòe Thái vùng Tây Bắc

Đã hai năm kể từ khi nghệ thuật xòe Thái chính thức được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Sau khi được ghi danh, loại hình dân vũ độc đáo này càng được bảo tồn, thực hành, trao truyền rộng rãi để lan tỏa mạnh mẽ những thông điệp nhân văn về tình đoàn kết, tinh thần cố kết cộng đồng.
Vòng xòe đoàn kết của đồng bào dân tộc Thái tại lễ hội mừng cơm mới.

Độc đáo lễ hội mừng cơm mới ở huyện Sông Mã

Từ tháng 10 đến tháng 11 hằng năm, huyện biên giới Sông Mã, tỉnh Sơn La thường diễn ra lễ hội mừng cơm mới. Ðây là tín ngưỡng thờ cúng nông nghiệp, mang đậm nét văn hóa của đồng bào dân tộc Thái nhằm tạ ơn trời đất, tổ tiên đã phù hộ cho nhân dân các bản có vụ mùa bội thu và cầu mong mưa thuận, gió hòa cho những mùa vụ sau.
Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu được tổ chức tại cánh đồng Tùng So, thuộc xã Mường So, huyện Phong Thổ.

Bảo tồn nét văn hóa lễ mừng cốm mới của dân tộc Thái

NDO - Cũng giống như Lễ mừng cơm mới của một số dân tộc khác, đồng bào Thái trắng ở xã Mường So, huyện Phong Thổ (Lai Châu) thường tổ chức Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu (Lễ mừng cốm mới) vào dịp cuối thu, khi đó lúa ở ngoài đồng đã bắt đầu ngả vàng, hạt lúa đã căng tràn.
Học sinh dân tộc Thái, Khơ Mú ở huyện Sốp Cộp thêu khăn piêu và hoa văn bằng chỉ mầu trên vải truyền thống.

Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc vùng biên

Với đặc điểm là địa phương sở hữu kho tàng văn hóa phong phú, độc đáo; là huyện có hơn 96% dân số là đồng bào dân tộc H’Mông, Khơ Mú, Thái, Lào..., cho nên trong những năm qua, huyện biên giới Sốp Cộp (tỉnh Sơn La) luôn quan tâm công tác bảo tồn và phát huy thế mạnh, giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc của địa phương; qua đó, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân, đáp ứng yêu cầu phát triển chung.
"Phố núi" Quỳ Hợp đang vươn mình.

Nghệ An: Huyện miền núi Quỳ Hợp nỗ lực vươn lên

Xuất phát điểm từ một huyện miền núi nghèo của tỉnh Nghệ An, song với nỗ lực, tinh thần tự lập tự cường và quyết tâm cao, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, huyện Quỳ Hợp đã chung lưng đấu cật, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, xây dựng địa phương ngày càng giàu đẹp.
Quang cảnh Hội nghị sơ kết công tác an toàn giao thông quý I/2023.

Chấn chỉnh công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp bằng lái xe trên phạm vi toàn quốc

Những năm gần đây, công tác quản lý nhà nước về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe đã được Bộ Giao thông vận tải phân cấp tương đối triệt để cho địa phương; đồng thời thực hiện mạnh mẽ xã hội hóa các cơ sở, đào tạo sát hạch lái xe, cơ bản đáp ứng nhu cầu học và sát hạch lái xe của xã hội.
Các thiếu nữ thực hiện nghi lễ trong lễ “Áp Hô Chiêng”.

Lễ “Áp Hô Chiêng” của người Thái trắng ở Lai Châu

Với người Thái trắng ở vùng Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, lễ gội đầu “Áp Hô Chiêng” có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của đồng bào, là nét văn hóa độc đáo, đặc sắc, thể hiện tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, mang tính nhân văn sâu sắc, thân thiện của con người với tự nhiên.
Đặc sắc Lễ hội Nàng Han của người Thái ở Lai Châu

Đặc sắc Lễ hội Nàng Han của người Thái ở Lai Châu

Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị độc đáo của đồng bào dân tộc Thái, hàng năm huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu lại tổ chức Lễ hội Nàng Han. Lễ hội diễn ra với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn, thu hút đông đảo nhân dân trong huyện và du khách thập phương.
Đại diện Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Điện Biên trao quà tặng học sinh nghèo vượt khó học giỏi ở xã Mường Toong, huyện Mường Nhé.

Mang Tết đến với hộ nghèo nơi biên giới

Mặc dù điều kiện kinh phí còn hạn hẹp, nhiều nhiệm vụ phải triển khai thực hiện với yêu cầu ngày càng cao trong những ngày đầu năm mới 2023, tuy nhiên Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Điện Biên đã dành một phần kinh phí, thời gian quan tâm thăm hỏi, tặng quà các đối tượng chính sách, hộ nghèo thuộc diện đặc biệt khó khăn trên địa bàn các huyện vùng biên giới, nhân dịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Một kíp phẫu thuật nụ cười của Bệnh viện Việt Nam-Cuba (Hà Nội) cùng bệnh nhi. (Ảnh: MICHEL NGUYỄN)

Hành trình tìm lại nụ cười trọn vẹn cho trẻ bị dị tật khe hở môi, khe hở vòm

5 giờ sáng, sương mù ngập lối giữa màn trời tối sầm trên đỉnh Khâu Vai (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang). Trong cái lạnh buốt giá, anh Ly Mí Ná cùng vợ là Vừ Thị Cờ, chở cậu con trai mới 9 tháng tuổi Vừ Mí Hùng (người dân tộc H'Mông) bằng xe máy, lắc lư vượt hàng chục ki-lô-mét đường núi xuống trung tâm huyện. Thật khó khăn khi phải quyết định đưa đứa con bé nhỏ rời nhà vào hoàn cảnh này...
Hát Then và đàn tính không thể thiếu trong sinh hoạt văn nghệ của người dân tộc thiểu số Tày, Nùng, Thái. (Ảnh: Báo Nhân Dân)

Điệu Then xứ Lạng

Một lần đặt chân đến với Lạng Sơn hẳn bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp nên thơ, sơn thủy hữu tình của cảnh quan thiên nhiên nơi đây. Thế nhưng, điểm nổi bật nhất mỗi khi nhắc đến mảnh đất - nơi địa đầu biên viễn vẫn là những điệu Then say đắm lòng người. Đối với người dân nơi đây, hát Then và cây đàn Tính là nét văn hóa, biểu tượng đặc sắc trong đời sống tinh thần.
Dân tộc Thái nói chung, dân tộc Thái đen ở bản Che Căn, xã Mường Phăng, huyện Điện Biên nói riêng vẫn giữ được nhiều phong tục, tập quán, nếp sống, lễ hội mang đậm bản sắc truyền thống.

Nghệ thuật trang trí hoa văn của dân tộc Thái

Tại huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên), dân tộc Thái chiếm khoảng 60%. Cho đến nay, dân tộc Thái nói chung, dân tộc Thái đen ở bản Che Căn, xã Mường Phăng, huyện Điện Biên nói riêng vẫn giữ được nhiều phong tục, tập quán, nếp sống, lễ hội mang đậm bản sắc truyền thống. Một trong những bản sắc đó chính là nghệ thuật trang trí hoa văn
Các con nuôi chuẩn bị đồ lễ để cảm ơn thầy cúng.

Vui hội Xên Lẩu Nó với dân tộc Thái

Cũng như các dân tộc khác, người Thái đen ở huyện biên giới Sông Mã, tỉnh Sơn La, có kho tàng văn hóa dân gian khá phong phú và đa dạng với nhiều lễ hội độc đáo như: Mừng cơm mới, Xên bản, Hạn khuống… Trong đó, đặc sắc nhất phải kể đến lễ hội Xên Lẩu Nó.
Phụ nữ dân tộc Thái. (Ảnh: Thành Đạt)

Dân tộc Thái

Có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, dân tộc Thái được nhìn nhận là một mảnh ghép đặc sắc trong bức tranh 54 dân tộc anh em của Việt Nam.