Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe nhiều tham luận, ý kiến phát biểu tập trung về vấn đề VHGT.
Các tham luận như “Vai trò của mặt trận tỉnh Quảng Nam trong việc phối hợp đưa VHGT vào cộng đồng”, “Sử dụng các hình thức văn hóa nghệ thuật để đưa VHGT vào cuộc sống cộng đồng”, “vài suy nghĩ về ATGT”, “VHGT vấn đề lớn trong cuộc sống hôm nay”, “VHGT nhìn từ các quan hệ xã hội”, “xây dựng VHGT trong công nhân, viên chức, lao động”, “Đoàn Thanh niên với công tác tuyên truyền xây dựng ý thức văn hóa khi tham gia giao thông”, “Đưa VHGT vào trường học tỉnh Quảng Nam”, “làm gì để đưa VHGT vào cộng đồng”… đã nêu lên những việc làm, những giải pháp thiết thực nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả vấn đề VHGT đối với khu vực miền trung và nước ta hiện nay. Giáo sư Hoàng Chương, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc Việt Nam cho biết: Cuộc hội thảo lần này là để rút ra những nguyên nhân; từ đó tìm ra các giải pháp hữu hiệu để đưa VHGT vào cộng đồng, nhằm góp phần ngăn chặn, đẩy lùi giảm TNGT trên phạm vi cả nước.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Nguyễn Ngọc Quang thì cho rằng, hội thảo là dịp để các ngành, địa phương khu vực miền trung cùng nhìn nhận thực trạng chấp hành pháp luật về giao thông trong khu vực. Qua đó, đánh giá đúng tình hình để có những giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế tai nạn giao thông trên địa bàn.
Ông Quang cũng cho biết, sắp tới, Quảng Nam sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến đông đảo các tầng lớp xã hội, thông qua các loại hình văn hoá nghệ thuật, từ đó hình thành thói quen trong nếp sống đối với người gia giao thông…