Lai Châu phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng - an ninh biên giới 

* Tiền Giang huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới
Tỉnh Lai Châu những năm qua tập trung nâng cao nhận thức cho cấp ủy, chính quyền các cấp, nhân dân các dân tộc trong tỉnh hiểu rõ về ý nghĩa của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia. Tỉnh đã quan tâm chăm lo xây dựng khu vực biên giới, xây dựng lực lượng Bộ đội Biên phòng vững mạnh về mọi mặt, góp phần tạo lập mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị với nước láng giềng, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn xây dựng và bảo vệ biên giới trong giai đoạn mới.

Bộ đội Đồn Biên phòng Ka Lang (Mường Tè, Lai Châu) vận động người dân phát triển kinh tế và tham gia bảo vệ an ninh trật tự biên giới. Ảnh: TRẦN HẢI
Bộ đội Đồn Biên phòng Ka Lang (Mường Tè, Lai Châu) vận động người dân phát triển kinh tế và tham gia bảo vệ an ninh trật tự biên giới. Ảnh: TRẦN HẢI

Các ban, ngành, đoàn thể tỉnh Lai Châu tập trung đẩy mạnh phong trào quần chúng thực hiện "Ngày Biên phòng toàn dân" gắn với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư".

Tỉnh Lai Châu đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng vùng biên giới; trong đó đặc biệt chú ý việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao dân trí, phát huy thế mạnh tại chỗ. Trên cơ sở đó, tạo phong trào thi đua phát triển kinh tế gia đình, làm kinh tế giỏi, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; tổ chức tốt việc kết nghĩa hai cụm dân cư hai bên biên giới... Phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức cho nhân dân, nhất là nhân dân các dân tộc khu vực biên giới hiểu biết đầy đủ về vị trí, tầm quan trọng và trách nhiệm tham gia xây dựng, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới...

Năm 2013 tỉnh Tiền Giang đã đầu tư hơn 580 tỷ đồng cho các xã điểm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; trong đó gần 26,5 tỷ đồng do nhân dân đóng góp, hơn 229 tỷ đồng lồng ghép từ các chương trình khác, còn lại là vốn ngân sách trung ương, địa phương... Từ nguồn vốn trên, tỉnh tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm: Lập quy hoạch, tập huấn cho cán bộ và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiến thiết hạ tầng giao thông - thủy lợi phục vụ sản xuất và đời sống, tạo diện mạo nông thôn mới theo hướng hiện đại. Tỉnh đã đầu tư, cải tạo 5,87 km đường dây điện trung thế, 38,15 km đường dây điện hạ thế, bảy trạm biến áp với tổng dung lượng 175 KVA, thi công 84 công trình giao thông nông thôn, 19 công trình thủy lợi phục vụ sản xuất. Ngoài ra, các địa phương còn xây mới, sửa chữa và nâng cấp chợ, trường học, hỗ trợ bà con tại các xã điểm nông thôn mới xây các công trình vệ sinh phục vụ đời sống, xây dựng các thiết chế văn hóa cần thiết khác.

Giai đoạn 2011 - 2015, Tiền Giang chọn 30 xã làm điểm xây dựng nông thôn mới, trong đó có 11 xã được chọn chỉ đạo điểm. Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt và đầu tư tập trung, số tiêu chí, chỉ tiêu đạt được về xây dựng nông thôn mới của từng xã được nâng lên. Trong 30 xã được chọn làm điểm hiện có 12 xã đạt từ 9 đến 15 tiêu chí, 16 xã đạt từ 5 đến 8 tiêu chí. Nhu cầu kinh phí đầu tư cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới chỉ riêng tại 11 xã chỉ đạo điểm của tỉnh từ nay đến năm 2015 là hơn 970 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước hơn 570 tỷ đồng.