Hoạt động luyện chì tại Công ty cổ phần Luyện kim màu Bắc Kạn. (Ảnh THU CÚC)

Thiếu nguyên liệu chế biến khoáng sản ở Bắc Kạn

Bắc Kạn có 273 mỏ và điểm khoáng sản, điểm khoáng hóa thuộc 24 loại khoáng sản; trong đó, quặng chì, kẽm có trữ lượng lớn nhất cả nước. Tỉnh đang xác định trở thành trung tâm chế biến khoáng sản chì, kẽm của cả nước. Tuy nhiên, mục tiêu này đang gặp trở ngại vì tình trạng thiếu nguyên liệu phục vụ chế biến sâu trong khi tổng công suất chế biến đang rất lớn.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy báo cáo một số vấn đề lớn về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản. (Ảnh: DUY LINH)

Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được quyết toán theo sản lượng khai thác thực tế

Để giải quyết những hạn chế, vướng mắc, bất cập hiện nay liên quan đến tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản quy định theo hướng thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo năm và được quyết toán theo sản lượng khai thác thực tế.
Ảnh minh họa: TRÌNH KẾ

Tránh thất thu từ khoáng sản phát sinh

Trong những năm qua, các tỉnh, thành phố khu vực miền trung đẩy mạnh thu hút dự án đầu tư lĩnh vực thép, dầu khí, chế tạo thiết bị, hạ tầng công nghiệp, thương mại, dịch vụ… Những dự án lớn tương ứng với quy mô đất đai, diện tích mặt bằng bàn giao cho nhà đầu tư, doanh nghiệp lớn. Quá trình thực hiện các dự án đầu tư phát sinh trữ lượng khoáng sản đất, đá, kim loại… là tài nguyên thiên nhiên của quốc gia. Tuy nhiên, công tác quản lý lỏng lẻo, bị động rất dễ dẫn đến nguy cơ thất thoát tài sản của Nhà nước.
Vùng biển Sóc Trăng có trữ lượng cát phong phú đủ sức phục vụ các dự án xây dựng đường cao tốc.

Chính thức giao khu vực biển tại Sóc Trăng cho doanh nghiệp khai thác

Chiều 28/6, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu cho biết, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường vừa có quyết định giao quyền sử dụng khu vực biển tại Tiểu khu B1.1 thuộc khu B1 vùng biển tỉnh Sóc Trăng cho doanh nghiệp để khai thác cát biển phục vụ dự án đường cao tốc đang xây dựng. Thời gian khai thác đến hết ngày 21/12/2024.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol (giữa) phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc-châu Phi ở Seoul ngày 4/6/2024. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)

Châu Phi nâng tầm vị thế

Kết thúc đã được hai tuần, song Hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc-châu Phi vẫn tiếp tục được nhắc đến, gồm cả sự nuối tiếc về những cơ hội bị bỏ lỡ như là thỏa thuận nêu bật quan điểm và vai trò toàn châu Phi. Khi mà khung chính sách chung còn được cân nhắc, giải pháp mà các nước Lục địa Ðen lựa chọn là tận dụng mọi cơ hội từ các thỏa thuận song phương.
Bảo dưỡng thiết bị tại Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.

Hiệu ứng từ quy hoạch quốc gia về năng lượng và khoáng sản

Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng cao, cùng với yêu cầu về chuyển dịch năng lượng theo hướng xanh hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, các quy hoạch ngành quốc gia trong lĩnh vực năng lượng và khoáng sản được xem có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ cho sự phát triển của ngành năng lượng và công nghiệp khai khoáng, mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế Việt Nam.
Một công nhân đi gần máy tập trung đồng của một công ty khai thác mỏ tại Congo. Ảnh: REUTERS

Tiềm năng khoáng sản từ châu Phi

Thứ trưởng Tài chính Mỹ Wally Adeyemo cho biết, nước này đang dựa vào châu Phi để đa dạng hóa nguồn cung kim loại và khoáng sản trong sản xuất pin. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào phong phú, Lục địa đen được coi là nơi có thể giúp bảo đảm nguồn cung nguyên liệu tiềm năng cho nền kinh tế số 1 thế giới, trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đối với các khoáng sản quan trọng gặp nhiều trở ngại bởi chịu tác động từ các cuộc xung đột, khủng hoảng trên thế giới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Ngành Tài nguyên và Môi trường cần chú trọng xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, tài nguyên, khoáng sản và môi trường

Sáng 31/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 ngành Tài nguyên và Môi trường. Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương.
Khai thác đá tại mỏ đá Hang Nắng của Công ty cổ phần khoáng sản và vật liệu xây dựng Tự Lập.

Phú Thọ xử phạt 4 doanh nghiệp hơn 1,9 tỷ đồng do vi phạm trong khai thác khoáng sản

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đã ký các quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản đối với Công ty cổ phần xây dựng và khai thác đá Mỹ Lung, Công ty cổ phần khoáng sản và vật liệu xây dựng Tự Lập, Công ty cổ phần ATA Phú Thọ và Công ty cổ phần khoáng sản Tân Ngọc Minh với tổng số tiền 1,94 tỷ đồng.
Việc một số hộ dân tại Đắk Nông lợi dụng cải tạo đất trong canh tác nông nghiệp để khai thác khoáng sản trái phép đang diễn biến phức tạp, khó kiểm soát.

Nâng cao hiệu quả quản lý khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Nhằm tăng cường công tác quản lý khoáng sản trên địa bàn, Sở Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng, tham mưu tỉnh Đắk Nông ban hành Quyết định số 75/QĐ-UBND ngày 16/1/2018, về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trên địa bàn đến năm 2020. Hiện nay, phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản trên địa bàn đang triển khai thực hiện và tích hợp vào quy hoạch tỉnh để trình cấp thẩm quyền xem xét thông qua.
Lực lượng chức năng tổ chức nhiều đợt kiểm tra, truy quét, nhưng tình trạng khai thác vàng trái phép tại xã Tam Lãnh vẫn tái diễn, gây mất an ninh trật tự.

Quảng Nam kiểm tra, truy quét tụ điểm khai thác vàng trái phép tại khu vực mỏ vàng Bồng Miêu

Chiều 23/8, lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Nam cho biết, tình trạng khai thác vàng trái phép trên địa bàn xã Tam Lãnh (huyện Phú Ninh) đang diễn ra hết sức phức tạp, gây thất thoát tài nguyên khoáng sản, ô nhiễm môi trường và mất an ninh trật tự.