Hơn 102 nghìn người tham gia thi tìm hiểu lịch sử ngành Tuyên giáo tuần thứ hai

NDO -

NDĐT - Trong tuần thi thứ hai Cuộc thi tìm hiểu 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng, đã có 102.640 người tham gia thi với 298.129 lượt dự thi, có 23.312 người trả lời đúng cả 10 câu hỏi. Giải Nhất tuần thi thứ hai thuộc về Lại Thị Lành, xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.

Giải Nhất tuần thi thứ hai thuộc về Lại Thị Lành (ảnh).
Giải Nhất tuần thi thứ hai thuộc về Lại Thị Lành (ảnh).

Theo thống kê của Ban Tổ chức, trong tuần thi thứ hai ghi nhận số người dự thi và lượt thi tăng gần 2,5 lần so với tuần thứ nhất, số người trả lời đúng cả 10 câu hỏi cũng tăng gần gấp đôi. Cụ thể có 102.640 người tham gia thi với 298.129 lượt người thi, trong đó có 23.312 người trả lời đúng cả 10 câu hỏi.

Danh sách 10 tỉnh, thành phố có số người tham gia dự thi đông nhất ở tuần thi thứ hai như sau:

STT

Tỉnh/Thành phố

Số người tham gia

Số lượt tham gia thi

1

Hà Tĩnh

26.405

65.304

2

Thành phố Hồ Chí Minh

12.115

16.596

3

Lâm Đồng

8.247

14.262

4

Nghệ An

5.731

43.039

5

Quảng Ninh

5.647

6.594

6

Bình Dương

3.939

5.414

7

Hà Nội

3.226

7.084

8

Đồng Tháp

3.092

8.091

9

Bình Thuận

2.322

2.750

10

Tỉnh Tuyên Quang

2,263

2.547

Đáp án câu hỏi tuần thi thứ hai như sau:

STT

Câu hỏi

Đáp án đúng

1

Câu 1

C

2

Câu 2

B

3

Câu 3

C

4

Câu 4

B

5

Câu 5

C

6

Câu 6

A

7

Câu 7

C

8

Câu 8

D

9

Câu 9

A

10

Câu 10

D

Số người trả lời đúng

23.312 người

Theo đó, Ban Tổ chức công bố danh sách các cá nhân đoạt giải ở tuần thi thứ hai như sau:

01 giải Nhất thuộc về Lại Thị Lành, Xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.

02 giải Nhì thuộc về các cá nhân:

1. Nông Thị Hạng, Số nhà 453 phuờng Ngọc Hà, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.

2. Bùi Thị Thu Trang, Phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

05 giải Ba thuộc về các cá nhân:

1. Võ Thị Hương, Xã Thanh Khai, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.

2. Nguyễn Doãn Báu, Xóm 2 Bồng Giang, xã Đức Giang, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh.

3. Nguyễn Thị Kim Cương, Phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

4. Võ Thị Trà, Trường mầm non Thanh Khai, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.

5. Phạm Thanh Luyên, Trường mầm non Định Hoá, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

08 giải Khuyến khích thuộc về các cá nhân:

1. Phan Khắc Bách, Xã Xuân Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

2. Nguyễn Thị Lệ Quyên, Thị trấn Quán Hành, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

3. Nguyễn Xuân Thủy, Phường Vinh Tân, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

4. Phạm Văn Sơn, Trường Trung học Định Hóa, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

5. Võ Hồng Nguyên, Thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

6. Lương Thị Hậu, 12/20 đường 3 tháng 2, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

7. Nguyễn Đình An, Hội người khuyết tật tỉnh Hà Giang.

8. Nguyễn Thế Công, Thôn An Xuân, xã Đồng Yên, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

Ngay sau khi kết thúc tuần thi thứ hai, tuần thi thứ ba của Cuộc thi đã bắt đầu và sẽ kết thúc vào ngày 13-4-2020. Kết quả tuần thi thứ ba cũng sẽ được đăng, phát trên các phương tiện thông tin đại chúng vào Thứ Hai tuần tới, ngày 13-4-2020.

Đổi mới hình thức tuyên truyền trong kỷ nguyên 4.0

Hơn 41 nghìn người tham gia thi tìm hiểu lịch sử ngành Tuyên giáo tuần thứ nhất

Bắt đầu thi tìm hiểu 90 năm truyền thống ngành Tuyên giáo

Tổ chức thi trắc nghiệm về lịch sử 90 năm ngành Tuyên giáo

Thể lệ cuộc thi trắc nghiệm “Tìm hiểu 90 năm Ngày truyền thống ngành tuyên giáo của Đảng”

Câu hỏi tuần thi thứ ba như sau:

Câu 1: Đảng ra bản ''Tuyên ngôn về thời cuộc'' đăng trên báo Dân chúng, kêu gọi các đảng phái dân chủ của người Việt Nam, các đoàn thể, cá nhân và cả người nước ngoài đoàn kết trong Mặt trận dân chủ “để vì tự do, hoà bình và cơm áo mà tranh đấu phòng thủ xứ sở'' được ban hành vào ngày, tháng, năm nào?

A. Ngày 29/8/1938

B. Ngày 29/10/1938

C. Ngày 29/11/1938

D. Ngày 29/12/1938

Câu 2: “Tắt Đèn”, một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán với nội dung nói về cuộc sống khốn khổ của tầng lớp nông dân Việt Nam đầu thế kỉ XX dưới ách đô hộ của thực dân Pháp. Đây là tác phẩm nổi tiếng của Nhà văn nào sau đây?

A. Nhà văn Ngô Tất Tố

B. Nhà văn Nguyễn Công Hoan

C. Nhà văn Nam Cao

D. Nhà văn Nguyên Hồng

Câu 3: Để thống nhất nhận thức trong Đảng về đường lối, chính sách của Đảng, nhất là về xây dựng Mặt trận dân chủ, về cuộc tranh cử, phê phán những quan điểm sai trái nhằm tăng cường đoàn kết nhất trí trong Đảng, năm 1939, đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Tổng Bí thư của Đảng đã viết và cho xuất bản tác phẩm nào sau đây?

A. Tác phẩm “Đường Kách mệnh”

B. Tác phẩm “Vấn đề dân cày”

C. Tác phẩm “Tự chỉ trích”

D. Tác phẩm “Các quyền tự do dân chủ với nhân dân Đông Dương”

Câu 4: Sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp ở Đông Dương tiến hành khủng bố Đảng Cộng sản Đông Dương và các đoàn thể quần chúng. Trước tình hình đó, tại Hội nghị lần thứ sáu của Trung ương Đảng (tháng 11/1939) đã họp nhằm giải quyết vấn đề chuyển hướng chỉ đạo chiến lược trong tình hình mới. Hội nghị đã quyết định thành lập Mặt trận nào sau đây?

A. Mặt trận Việt Minh

B. Mặt trận Liên Việt

C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

D. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương

Câu 5: Nghị quyết của Hội nghị Trung ương tháng 11/1940 đã xác định những khẩu hiệu tuyên truyền nào cho các cuộc cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương?

A. Thành lập nhân dân cách mạng quân.

B. Đả đảo đế quốc chủ nghĩa Pháp, Nhật và các thế lực phản động ngoại xâm. Đả đảo phong kiến bản xứ phản lại quyền lợi dân tộc.

C. Quốc hữu hoá ngân hàng. Lập một quốc gia ngân hàng thống nhất.

D. Chính phủ giữ độc quyền ngoại thương.

Câu 6: Để chỉ đạo công tác tư tưởng, chính trị trong Đảng, năm 1942, Trung ương Đảng và Mặt trận Việt Minh đã quyết định xuất bản những tờ báo nào?

A. Cứu quốc

B. Cờ giải phóng

C. Việt Nam độc lập

D. Thanh niên

Câu 7: Trong năm 1941 và đầu năm 1942, đồng chí Nguyễn Ái Quốc viết những tác phẩm nào sau đây?

A. Cách đánh du kích

B. Cách huấn luyện cán bộ quân sự

C. Lịch sử nước ta (diễn ca)

D. Địa lý Việt Nam

Câu 8: Cuối tháng 2/1943, Ban Thường vụ Trung ương họp để bàn bạc việc mở rộng Mặt trận thống nhất và đẩy mạnh việc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang. Hội nghị đã đề ra một số quyết định gì về công tác tư tưởng trong Đảng?

A. Làm cho Đảng thống nhất về tư tưởng và hành động, đấu tranh chống các xu hướng sai lầm…

B. Các đảng bộ phải thảo luận kỹ những nghị quyết, chỉ thị của Trung ương Đảng.

C. Gây phong trào học tập chủ nghĩa Mác – Lênin mà nghiên cứu các vấn đề quân sự.

D. Mở các lớp huấn luyện ngắn ngày ở các cấp đảng bộ để đào tạo cán bộ

Câu 9: Năm 1943, Đảng đưa ra văn kiện chính thức đầu tiên của Đảng về công tác văn hoá, văn nghệ, phân tích đúng đắn tình hình đời sống văn hoá dưới ách Pháp - Nhật, vạch ra đường lối văn hoá cách mạng và những nhiệm vụ trước mắt, tiến tới xây dựng nền văn hoá dân tộc, nhân dân. Bạn cho biết, đó là văn kiện nào?

A. Tuyên ngôn độc lập

B. Đề cương văn hoá Việt Nam

C. Nghị quyết của toàn thể Ban Trung ương của Đảng Cộng sản Đông Dương

D. Điều lệ tóm tắt của Đảng

Câu 10: Tiến quân ca là một bài hát do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác và được sử dụng làm Quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau này là của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Bạn cho biết, bài hát được sáng tác năm nào?

A. Năm 1942

B. Năm 1943

C. Năm 1944

D. Năm 1945