Ngày 27/9 vừa qua, trong khuôn khổ khóa họp thường kỳ lần thứ 57, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã thông qua kết quả rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam, đánh dấu việc Việt Nam đã hoàn thành rà soát chu kỳ IV để bước sang giai đoạn thực hiện các khuyến nghị. Kết quả này góp phần khẳng định chính sách nhất quán cũng như những nỗ lực, quyết tâm của Việt Nam trong việc bảo đảm thực thi quyền con người.
Theo Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, cộng đồng quốc tế đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, đồng thời hoan nghênh việc ta chấp thuận số lượng lớn các khuyến nghị, thể hiện cam kết mạnh mẽ với tiến trình UPR nói riêng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người nói chung.
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, ngày 12/7, Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc đã kết thúc khóa họp thường kỳ lần thứ 56 với 25 nghị quyết và quyết định được thông qua, trong đó có nghị quyết về biến đổi khí hậu và quyền con người do Việt Nam, Bangladesh và Philipines đề xuất, soạn thảo.
Đại sứ Mai Phan Dũng đưa ra một số giải pháp nhằm giải quyết những thách thức về biến đổi khí hậu, trong đó có việc thực hiện các chính sách ưu tiên người dân, trao quyền cho cộng đồng địa phương...
Việt Nam thay mặt Nhóm nòng cốt chủ trì giới thiệu Nghị quyết về biến đổi khí hậu và quyền con người, với chủ đề là "bảo đảm quyền con người trong quá trình chuyển đổi công bằng".
Phát biểu trong khuôn khổ Khóa họp Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Đại sứ Mai Phan Dũng khẳng định trên thế giới hiện nay, việc thụ hưởng quyền con người đang phải đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng.
Nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Cao ủy nhân quyền Liên hợp quốc Volker Turk nhấn mạnh vai trò của phụ nữ trong tiến trình xây dựng hòa bình trên thế giới. Phát biểu tại khóa họp thứ 55 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, ông Volker Turk cho rằng, ở cấp cơ sở, phụ nữ đã thúc đẩy chuyển biến xã hội nhưng trong các cuộc đàm phán, tiếng nói của phụ nữ và trẻ em gái vẫn còn khiêm tốn chưa được coi trọng đúng mức.
Sáng 26/2, tại Geneva, Thụy Sĩ, đã khai mạc Phiên họp cấp cao Khóa 55 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Tham dự Phiên họp có 1 Tổng thống, 9 Phó Tổng thống/Phó Thủ tướng và 83 Bộ trưởng các nước thành viên Liên hợp quốc, cùng Chủ tịch Đại hội đồng, Tổng Thư ký và Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Phiên họp.
Ngày 16/8, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về Nhân quyền Chính phủ phối hợp Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2023 tại Kiên Giang.
Tiếp tục các hoạt động nhân dịp tham dự Phiên họp Cấp cao lần thứ 52 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tại Thụy Sỹ, trong chiều 27 và 28/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao các nước Cuba, Indonesia, Pháp, Palestine, Maldives, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới, Tổng Thư ký Tổ chức Khí tượng thế giới, Tổng Giám đốc Tổ chức Lao động thế giới, Tổng Giám đốc Văn phòng Liên hợp quốc tại Geneva.
Sáng 27/2, tại Geneva, Thụy Sĩ, nhân dịp tham dự Phiên họp Cấp cao Khóa họp lần thứ 52 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã có các cuộc gặp với Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Cộng hòa Ireland Michéal Martin, Bộ trưởng Ngoại giao Venezuela Yvan Gil Pinto, Bộ trưởng Ngoại giao Na Uy Anniken Huitfeld.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khẳng định, phương châm của Việt Nam tham gia Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc là “Tôn trọng và hiểu biết. Đối thoại và hợp tác. Tất cả các quyền con người cho tất cả mọi người”.
Việt Nam đã và đang tích cực tham gia tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực trong nhiều lĩnh vực, trong đó có việc thúc đẩy và bảo đảm quyền con người. Việc trúng cử trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền thể hiện sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền của người dân trong tất cả các lĩnh vực.
Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động hội nhập quốc tế, Việt Nam đã và đang tích cực tham gia tiến trình hợp tác quốc tế, khu vực, đa phương và song phương trong nhiều lĩnh vực, trong đó có việc thúc đẩy và bảo đảm quyền con người.
Tại Geneva (Thụy Sĩ), Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã bế mạc Khóa họp thường kỳ lần thứ 51, sau bốn tuần làm việc. Đoàn Việt Nam do Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, làm Trưởng đoàn đã tham gia tích cực tại khóa họp.
Tổng Giám đốc Văn phòng Liên hợp quốc (UNOG) tại Geneva Tatiana Valovaya cảm ơn và đánh giá cao sự quan tâm và tham gia với nhiều dấu ấn của lãnh đạo cấp cao Việt Nam tại các tổ chức quốc tế trong hệ thống Liên hợp quốc gần đây.
Ngày 31/3, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao công bố Báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện các khuyến nghị Việt Nam chấp thuận theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và thông tin về ứng cử của Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025.
Ngày 24/8, theo đề nghị của Pakistan, điều phối viên của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo về các vấn đề nhân quyền và nhân đạo, và của Afghanistan, với sự ủng hộ của 35 nước thành viên và 70 nước quan sát viên, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) đã tiến hành Phiên họp đặc biệt lần thứ 31 thảo luận về những quan ngại nhân quyền nghiêm trọng và tình hình tại Afghanistan.