

Đảng Cộng sản Việt Nam")},3000);
Chúng tôi xin thông báo để các cơ quan, đoàn thể, đơn vị, trường học và bạn đọc đặt mua các ấn phẩm Báo Nhân Dân theo thông tin sau:
Đường dây nóng: (84) 24 393 82413
Xin trân trọng cảm ơn!
#học trực tuyến
Có 60 kết quả
Khoảng 1,7 triệu học sinh ở tất cả các khối lớp từ bậc mầm non, tiểu học, THCS và THPT tại TP Hồ Chí Minh đã bước sang tuần lễ thứ tư dạy và học trực tiếp. Trước bối cảnh dịch Covid-19 có chiều hướng gia tăng phức tạp, ngành giáo dục thành phố đang gặp nhiều khó khăn trong nỗ lực bảo đảm an toàn sức khỏe cho học sinh, duy trì dạy và học trực tiếp trên lớp.
Do số ca nhiễm Covid-19 tăng cao đột biến, nhất là đối với học sinh, giáo viên, thành phố Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) buộc phải cho một số trường học chuyển sang học trực tuyến từ ngày 3/3.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa gửi thông báo tới các trưởng phòng giáo dục và đào tạo quận, huyện, thị xã; hiệu trưởng các trường trung học phổ thông; giám đốc các trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên thuộc thành phố Hà Nội về việc tổ chức dạy học linh hoạt, thích ứng với cấp độ dịch Covid-19 tại địa bàn.
Giáo dục đã và đang thích ứng với dịch Covid-19 bằng việc chuyển đổi số mạnh mẽ. Trước tác động của dịch Covid-19, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã linh hoạt kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến, chuyển từ bồi dưỡng sang tự bồi dưỡng. Với phương thức này, giáo viên và cán bộ quản lý trên cả nước có thể tham gia học các khóa bồi dưỡng mọi lúc, mọi nơi.
Ngày 27/1, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai cho biết, theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, các trường tiếp tục duy trì học trực tuyến cho đến ngày 14/2 sẽ trở lại trường học trực tiếp.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có thông báo đề nghị các đơn vị giáo dục trực thuộc xin ý kiến điều chỉnh kế hoạch học trực tiếp phù hợp mức độ đánh giá cấp độ dịch bệnh mới của Thủ đô.
Nhằm góp phần đắc lực giúp giáo viên, học sinh dạy và học trực tuyến được tốt hơn, ngày 16/12, Viễn thông Bạc Liêu (VNPT Bạc Liêu) phối hợp Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Bạc Liêu tổ chức lễ ra mắt kênh truyền hình “Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Bạc Liêu” (vnEdu-Bạc Liêu). Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu Phan Thanh Duy cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh dự lễ.
Sau khoảng 7 tháng xa trường, ở nhà học trực tuyến để phòng, chống dịch Covid-19, sáng 13/12, hơn 150 nghìn học sinh lớp 9 và lớp 12 tại TP Hồ Chí Minh háo hức đến trường để học trực tiếp. Không chỉ có học sinh mong muốn đến trường, các thầy, cô giáo cũng đã trông đợi ngày được giảng dạy trực tiếp cho học sinh từ lâu.
Ngày 3/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ban hành Công văn số 4156 SGĐT-CTTT về việc tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh các trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên trên địa bàn các quận, huyện thị xã.
Từ ngày 25/11, học sinh từ cấp mầm non đến trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Thái Nguyên lại ở nhà để học trực tuyến sau hai ngày học trực tiếp. Đồng thời, một số hoạt động trên địa bàn thành phố cũng tạm dừng do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Sáng 22/11, toàn bộ học sinh khối lớp 12 tại TP Đà Nẵng ở khu vực cấp độ 1, 2 đã đến trường học trực tiếp sau thời gian dài học trực tuyến. Thời tiết Đà Nẵng mưa, nhưng tất cả các công tác tổ chức phân luồng cho học sinh được các trường thực hiện bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19.
Ngày 19/11, UBND thành phố Hà Nội ban hành văn bản số 4118/UBND-KGVX về việc tiếp tục cho học sinh trở lại trường học trực tiếp tại các huyện và thị xã. Thành phố thống nhất đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc cho học sinh lớp 9 của 17 huyện, thị xã đi học trở lại từ ngày 22/11 (thứ hai).
Sau 20 tháng đóng cửa vì dịch bệnh, hàng nghìn trẻ em Philippines đã bắt đầu trở lại trường học từ ngày 15/11, đánh dấu lần đầu tiên sau gần 2 năm các trường học được mở cửa trở lại học trực tiếp kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát tại nước này.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương, riêng đối tượng học sinh lớp 1 và lớp 2 sẽ học chủ yếu trên truyền hình, và đây cũng chỉ là 1 giải pháp. Dạy trực tuyến chỉ áp dụng đối với các trường có đầy đủ điều kiện và được đồng ý của giáo viên.
Trong 5 nhóm vấn đề được xin ý kiến, các đại biểu Quốc hội sẽ chọn ra 4 nhóm vấn đề để tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn, dự kiến diễn ra vào các ngày 10, 11 và sáng ngày 12/11. Tương ứng, Quốc hội sẽ chọn 4 trong 5 Bộ trưởng (các Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội; Y tế; Giáo dục và Đào tạo; Kế hoạch và Đầu tư; Công thương) để chất vấn.
Chiều 27/10, Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai tổ chức tiếp nhận thiết bị học trực tuyến do doanh nghiệp hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) và đại biểu Tạ Văn Hạ (Quảng Nam) cho rằng về lâu dài thì tốt nhất là giải quyết để học sinh quay trở lại học trực tiếp tại trường và cần tổ chức thật tốt để bảo đảm an toàn sức khỏe học sinh.
Liên quan đến 9 ca F1 và 134 ca F2 là giáo viên, học sinh trên địa bàn, ngày 21/10, tất cả học sinh các trường tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, chuyển sang học trực tuyến.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Tháp, tổng số học sinh phải tham gia học trực tuyến ở các cấp học tiểu học, THCS, THPT toàn tỉnh Đồng Tháp là 173.177 em. Tuy nhiên, đến nay có 159.001 em tham gia học trực tuyến, còn 14.176 học sinh vẫn chưa tham gia học.
Sau hơn hai tuần thực hiện Chương trình “Sóng và máy tính cho em” do Thủ tướng Chính phủ phát động, đến nay, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đã huy động được 2.500 máy điện thoại thông minh (bao gồm sim 4G) để hỗ trợ cho các em học sinh học trực tuyến.
Ngày 26/9, tỉnh Bình Phước tổ chức chương trình “Sóng và máy tính cho em”. Đây là một trong những hoạt động thiết thực giúp các em học sinh hoàn cảnh khó khăn có đủ điều kiện được học trực tuyến trong thời gian toàn xã hội đang thực hiện các biện pháp phòng, chống Covid-19.
Theo tổng hợp của Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình, toàn tỉnh hiện có 15.168 học sinh không có thiết bị học trực tuyến. Trong đó, học sinh thuộc diện hộ nghèo là 2.735 em; học sinh thuộc diện cận nghèo là 2.416 em.
Ngày 18/9, UBND thành phố Pleiku (Gia Lai) có công văn về việc cho phép nới giãn một số nội dung phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới, bắt đầu thực hiện từ 0 giờ ngày 19/9.
Sau gần 1 tuần triển khai dạy và học trực tuyến, ngành chức năng Cà Mau quyết định tạm dừng việc dạy trực tuyến với khối tiểu học. Riêng khối mầm non tiếp tục tạm nghỉ đến khi có thông báo mới.
Tối 13/9, UBND tỉnh Đồng Tháp phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em” với mục tiêu hỗ trợ chuẩn bị phương tiện, máy móc học tập cho các học sinh có điều kiện khó khăn bước vào năm học mới vào ngày 20/9 dưới hình thức dạy học trực tuyến.