Anh hùng Lao động Đinh Như Gia: Cần phải làm gì đó để ôn lại những ngày tháng gian khổ, hào hùng…

Anh hùng Lao động Đinh Như Gia: Cần phải làm gì đó để ôn lại những ngày tháng gian khổ, hào hùng…

Những ngày tháng 7 nóng bỏng, trước thềm kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Vĩnh Linh và cũng là 70 năm Hiệp định Geneva, chúng tôi đã may mắn được gặp Anh hùng Lao động Đinh Như Gia. Năm nay đã gần 90 tuổi, nhưng với trí nhớ minh mẫn, ký ức ông dường như còn nguyên vẹn về những năm tháng gian lao và anh dũng của đồng bào Vĩnh Linh trong cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước…
Làng hầm địa đạo Vĩnh Linh - Mạch sống dưới lòng đất lửa

Làng hầm địa đạo Vĩnh Linh - Mạch sống dưới lòng đất lửa

Tác giả Nguyễn Huy trong cuốn “Vĩnh Linh” đánh giá: “Chưa kể đến những chiến công bắn máy bay, tàu chiến, tiêu diệt giặc Mỹ, chỉ nguyên việc đào hầm, hào, địa đạo, bám trụ mấy năm liền trong lòng đất để giữ lấy bàn đạp cho mặt trận Đường 9, Vĩnh Linh đã xứng đáng là đất Anh hùng rồi”. Mỗi mét hầm hào, địa đạo trên mảnh đất lửa Vĩnh Linh được xây bằng lòng yêu nước, ý chí quật cường, bằng cả nước mắt và máu của mỗi người dân.
[Infographic] Sông Bến Hải - Cầu Hiền Lương

[Infographic] Sông Bến Hải - Cầu Hiền Lương

Sông Bến Hải - cầu Hiền Lương là nhân chứng lịch sử mang trên mình dấu ấn sự chia cắt bắc-nam trong hơn 20 năm. Ngày nay, sông Bến Hải - cầu Hiền Lương đã trở thành một di tích quốc gia đặc biệt và là một biểu tượng cho ý chí và khát vọng giành độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam thiết tha yêu hòa bình.
[Infographic] Vĩ tuyến 17 và việc thiết lập khu phi quân sự

[Infographic] Vĩ tuyến 17 và việc thiết lập khu phi quân sự

Tháng 7/1954, Hiệp định Geneva được ký kết đã tạm thời chia cắt Việt Nam làm hai miền nam-bắc. Sông Bến Hải, cầu Hiền Lương nằm trên Vĩ tuyến 17 thuộc tỉnh Quảng Trị được chọn làm giới tuyến quân sự tạm thời trong thời gian chờ cuộc tổng tuyển cử thống nhất đất nước, dự kiến diễn ra vào tháng 7/1956.
Lá Cờ đỏ sao Vàng treo tại Trụ sở của Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở Geneva (Thụy Sĩ), năm 1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Ý nghĩa quân sự và chính trị của Hiệp định Geneva

Ngày 21/7/1954, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết, mở ra trang mới trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của Việt Nam. Dù đã nhiều năm trôi qua, nhiều người dân Pháp vẫn quan tâm đến trận chiến cuối cùng của đội quân viễn chinh, cũng là sự khởi đầu quá trình phi thực dân hóa của Pháp.
Vì sao là vĩ tuyến 17?

Vì sao là vĩ tuyến 17?

Vĩ tuyến 17 - nơi ghi dấu nỗi đau chia cắt nam-bắc gần 21 năm cũng là nơi tỏa sáng niềm tin bất diệt vào hòa bình, thống nhất của lịch sử đấu tranh bất khuất trước thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc Việt Nam. Vì sao vĩ tuyến 17 lại được lựa chọn để gánh vác một phần lịch sử bi hùng của đất nước? Lật lại những trang lịch sử ngoại giao Việt Nam, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn sự lựa chọn này của lịch sử 70 năm về trước.
Vĩnh Linh: Đất và người

Vĩnh Linh: Đất và người

Huyện Vĩnh Linh nằm ở phía bắc tỉnh Quảng Trị, với lịch sử hình thành lâu đời. Đây cũng là nơi có một phần sông Bến Hải thuộc vĩ tuyến 17 được lấy làm ranh giới tạm thời chia cắt nước ta thành hai miền nam-bắc vào năm 1954 theo Hiệp định Geneva. Năm 1955, Khu vực Vĩnh Linh chính thức được thành lập, vừa là đầu cầu giới tuyến, vừa là tiền đồn miền bắc xã hội chủ nghĩa và là hậu phương cho chiến trường miền nam.
Hiệp định Geneva năm 1954 - Minh chứng cho bản lĩnh vững vàng của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam

Hiệp định Geneva năm 1954 - Minh chứng cho bản lĩnh vững vàng của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam

Cách đây 70 năm, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết, mở ra một trang mới trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta, đồng thời khẳng định bản lĩnh vững vàng của nền ngoại giao Cách mạng Việt Nam.
Lễ kết nạp cho đoàn viên và sinh hoạt chuyên đề giáo dục truyền thống tại khuôn viên di tích Hầm khu ủy Vĩnh Linh. Ảnh: Đoàn Thanh niên Vĩnh Linh

Di tích Hầm khu ủy Vĩnh Linh - địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

Nói tới Vĩnh Linh lũy thép, người ta thường nhắc đến địa đạo Vịnh Mốc và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh, tuy nhiên ít người biết tới Di tích Hầm Khu ủy Vĩnh Linh - một trong những căn hầm kiên cố được xây dựng đầu tiên tại địa phương trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, là tiền thân của hệ thống làng hầm Vĩnh Linh sau này. Hầm thuộc hệ thống hầm ngầm Vĩnh Tiến-Nam Hồ và là nơi trú ẩn của cơ quan đầu não Khu vực Vĩnh Linh thời bấy giờ.