Hồ nước ngọt cao nhất thế giới Titicaca khô cạn vì nắng nóng

NDO - Bờ hồ khô cằn và mực nước giảm của hồ Titicaca, hồ nước ngọt cao nhất thế giới nằm ở biên giới Peru và Bolivia, đang là hồi chuông báo động.
0:00 / 0:00
0:00
Thuyền đi qua một con nước hẹp ở hồ Titicaca, Bolivia, ngày 3/8. Ảnh: Reuters.
Thuyền đi qua một con nước hẹp ở hồ Titicaca, Bolivia, ngày 3/8. Ảnh: Reuters.

Sự sống lâu đời xung quanh hồ lớn nhất Nam Mỹ đang dần biến mất do đợt nóng tàn khốc tàn phá mùa đông của nam bán cầu.

Hồ nước ngọt cao nhất thế giới Titicaca khô cạn vì nắng nóng ảnh 1

Một góc hồ Titicaca trong mùa hạn hán. Bờ sông cây cỏ cằn khô và độ sâu của hồ đang bị thu hẹp đến báo động. Ảnh: Reuters.

Cũng giống như nhiều nơi khác đang phải chịu hậu quả nặng nề của biến đổi khí hậu, hồ nước ngọt Titicaca, nằm trong dãy núi Andes ở biên giới Bolivia và Peru hiện có mực nước thấp nhất từ trước đến nay.

Tháng 7 là tháng nóng nhất được ghi nhận trên toàn cầu do các đợt hạn hán kéo dài gây thiệt hại nặng nề cho con người và các loài động vật.

Hồ nước ngọt cao nhất thế giới Titicaca khô cạn vì nắng nóng ảnh 2

Bà Isabel Apaza,một nông dân bản địa, đứng trên lòng hồ Titicaca khô cạn không còn một giọt nước trong mùa hạn hán ngày 3/8. Ảnh: Reuters.

Theo bà Lucia Walper, một quan chức khí tượng và thủy văn của Bolivia, hồ Titicaca chỉ cách 30 cm so với mức thấp kỷ lục do hạn hán nghiêm trọng vào năm 1996. Bà cho biết thêm rằng, hạn hán có thể kéo dài đến tháng 11 tại một số khu vực của quốc gia này.

Hồ nước ngọt cao nhất thế giới Titicaca khô cạn vì nắng nóng ảnh 3

Hồ Titicaca ở Bolivia đang vào mùa hạn hán. Ảnh chụp ngày 3/8. Nguồn: Reuters.

Nông dân trong khu vực Huarina đang rất cần sự giúp đỡ. Bà Isabel Apaza, một nông dân bản địa nói: "Hãy nhìn xem, khu vực này hoàn toàn khô cằn. Không có nước. Tôi không biết chúng tôi sẽ làm gì nữa vì không có thức ăn cho bò và cừu".

Hồ nước ngọt cao nhất thế giới Titicaca khô cạn vì nắng nóng ảnh 4

Bà Isabel Apaza đi trên lòng hồ Titicaca khô nứt bên cạnh một chiếc thuyền bỏ hoang. Ảnh: Reuters

Theo các chuyên gia tại Đại học Kỹ thuật Oruro của Bolivia, nước hồ Titicaca trong nhiều thập kỷ đã rút xuống và chảy khỏi lòng hồ ở độ cao khoảng 3.800 m so với mực nước biển này, khiến nước ở đây càng dễ bị bốc hơi bởi bức xạ mặt trời.

Hồ nước ngọt cao nhất thế giới Titicaca khô cạn vì nắng nóng ảnh 5

Một nông dân nhổ cỏ trên cánh đồng gần bờ hồ Titicaca vào mùa hạn hán. Ảnh: Reuters.

Những khu vực đất dọc theo bờ hồ trước đây đã từng màu mỡ, nay đã biến thành cát bụi.

“Giống như mặt đất đang bốc cháy vậy”, người đứng đầu khu vực Huarina, Gabriel Flores than thở.

Hồ nước ngọt cao nhất thế giới Titicaca khô cạn vì nắng nóng ảnh 6

Một ngư dân chèo thuyền qua con nước hẹp gần bờ hồ Titicaca. Ảnh: Reuters.

Hạn hán lịch sử ở Nam Mỹ cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến nông nghiệp của nước láng giềng Argentina, khiến cho Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF dự báo nền kinh tế sẽ suy giảm 2,5% trong năm nay.

Hồ nước ngọt cao nhất thế giới Titicaca khô cạn vì nắng nóng ảnh 7

Ông Gabriel Flores và bà Isabel Apaza đi bộ trên lòng hồ Titicaca khô nứt trong mùa hạn hán. Ảnh: Reuters.

Trong khi đó, tại Uruguay, hồ chứa Canelon Grande, nguồn cung cấp nước uống cho thủ đô Montevideo, đã cạn kiệt vào tháng 6. Mực nước trong hồ xuống thấp đến mức cỏ đã bao phủ phần lớn lòng hồ.