Gói biện pháp ổn định giá dầu của OPEC+

Sau nhiều giờ đàm phán tại Vienna (Áo), Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) đã đạt thỏa thuận mới về chính sách sản lượng. Ngoài việc gia hạn mức cắt giảm 3,6 triệu thùng/ngày, OPEC+ cũng giảm mục tiêu sản xuất chung xuống 40,46 triệu thùng/ngày, từ tháng 1/2024.
0:00 / 0:00
0:00
Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters
Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters

Trong bối cảnh giá dầu có thể tiếp tục giảm và nguồn cung dư thừa, thỏa thuận giảm sản lượng của OPEC+ nhằm duy trì ổn định và định hướng dài hạn cho thị trường dầu mỏ.

Động thái nêu trên của OPEC+ được đánh giá là cách tiếp cận chủ động. OPEC+ cho rằng, sự thay đổi này phù hợp với cam kết liên tục của Tổ chức và các đối tác, dẫn đầu là Nga.

Theo các cam kết sửa đổi trên bảng số liệu do OPEC công bố, Saudi Arabia sẽ duy trì sản lượng dầu thô ở mức 10,478 triệu thùng/ngày, trong khi Nga sẽ cắt giảm sản lượng hằng ngày thêm 650.000 thùng, xuống còn 9,828 triệu thùng/ngày kể từ tháng 1/2024.

Theo các cam kết sửa đổi trên bảng số liệu do OPEC công bố, Saudi Arabia sẽ duy trì sản lượng dầu thô ở mức 10,478 triệu thùng/ngày, trong khi Nga sẽ cắt giảm sản lượng hằng ngày thêm 650.000 thùng, xuống còn 9,828 triệu thùng/ngày kể từ tháng 1/2024.

Ghi chú của OPEC nêu rõ: Đây là mức sản xuất cần thiết cho tháng 2/2023, được đánh giá theo mức trung bình của các nguồn thứ cấp và có thể được sửa đổi vào tháng 6/2023, vì Nga đang phối hợp với các nguồn thứ cấp để cập nhật số liệu sản xuất.

Để đưa ra được quyết định về cắt giảm sản lượng, các thành viên OPEC+ đã phải thương lượng về sản lượng cơ sở kéo dài lâu hơn dự tính. Sản lượng cơ sở là dữ liệu quan trọng để tính toán mức cắt giảm và hạn ngạch sản xuất.

Những thành viên có ảnh hưởng nhất và các nhà sản xuất lớn nhất ở vùng Vịnh do Saudi Arabia dẫn đầu cố gắng thuyết phục các nước sản xuất dưới mức sản lượng cơ sở đề ra ở châu Phi, như Nigeria và Angola, đặt ra những mục tiêu sản lượng thực tế hơn. Tuy nhiên, các nước này phản đối hạ mức sản lượng cơ sở.

Để “cứu” giá dầu, Saudi Arabia thông báo, trong tháng 7/2023, nước này sẽ giảm sản lượng khai thác ở mức 1 triệu thùng/ngày và có thể kéo dài nếu Riyadh thấy cần thiết.

Theo thông báo của Bộ Năng lượng Saudi Arabia, sản lượng dầu của nước này sẽ giảm xuống 9 triệu thùng/ngày trong tháng 7 tới từ mức 10 triệu thùng/ngày trong tháng 5 và đây là mức giảm lớn nhất trong nhiều năm gần đây. Một số thành viên khác như Iraq, Oman, Algeria, Kuwait, UAE cũng tuyên bố tự nguyện giảm thêm sản lượng ở các mức lần lượt là 211.000 thùng/ngày, 40.000 thùng/ngày, 48.000 thùng/ngày, 128.000 thùng/ngày, 144.000 thùng/ngày cho tới cuối năm 2024.

Các nước OPEC+ sản xuất khoảng 40% sản lượng dầu thô của thế giới, do đó các quyết định chính sách của nhóm này có thể tác động lớn tới giá dầu mỏ.

Các nước OPEC+ sản xuất khoảng 40% sản lượng dầu thô của thế giới, do đó các quyết định chính sách của nhóm này có thể tác động lớn tới giá dầu mỏ. Tháng 4 vừa qua, một số thành viên OPEC+ đã đồng ý tự nguyện cắt giảm sản lượng hơn 1 triệu thùng/ngày.

Động thái này giúp duy trì giá dầu ổn định trong thời gian ngắn, song không mang lại sự phục hồi lâu dài. Sau quyết định cắt giảm sản lượng tự nguyện 1,16 triệu thùng/ngày trong cuộc họp hồi tháng 4, OPEC+ đang thực thi chính sách cắt giảm tổng cộng 3,66 triệu thùng dầu/ngày, tương đương 3,7% nhu cầu toàn cầu.

Các nhà sản xuất dầu mỏ đang phải nỗ lực ứng phó với tình hình giá lao dốc và thị trường biến động trong bối cảnh xung đột tiếp diễn ở Ukraine, vốn đã ảnh hưởng đến các nền kinh tế trên toàn thế giới.

Từ đầu năm đến nay, giá dầu Brent giảm khoảng 15%, do tăng trưởng kinh tế yếu tại các quốc gia tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới, như Mỹ và Trung Quốc, kéo lùi triển vọng về nhu cầu nhiên liệu.

Việc kinh tế Trung Quốc phục hồi không đồng bộ và lo ngại về nguy cơ vỡ nợ công ở Mỹ tạo áp lực lên giá dầu, trong đó theo hãng tư vấn năng lượng Energy Aspects, phục hồi không đồng bộ của kinh tế Trung Quốc là thách thức lớn nhất.

Tuy nhiên, theo ông Jorge Leon, Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách nghiên cứu thị trường dầu mỏ của Rystad Energy, giá dầu tăng có thể làm tăng thêm lạm phát ở các nước phương Tây, khiến các ngân hàng trung ương tiếp tục tăng lãi suất, gây bất lợi cho kinh tế toàn cầu và nhu cầu dầu mỏ.

Giá dầu tăng có thể làm tăng thêm lạm phát ở các nước phương Tây, khiến các ngân hàng trung ương tiếp tục tăng lãi suất, gây bất lợi cho kinh tế toàn cầu và nhu cầu dầu mỏ.

Ông Jorge Leon, Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách nghiên cứu thị trường dầu mỏ của Rystad Energy

Quyết định cắt giảm sản lượng mới nhất của OPEC+ được giới phân tích nhận định là tín hiệu rõ ràng cho thấy nhóm này sẵn sàng hỗ trợ giá và ngăn chặn đầu cơ. Với vai trò dẫn dắt thị trường “vàng đen”, OPEC+ sẵn sàng đưa ra các gói biện pháp nhằm ổn định giá dầu.