Thế trận lòng dân

Giúp dân phát triển kinh tế

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ, nhất là giúp nhân dânphát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, những năm qua, Đảng ủy, Chỉ huy Trung đoàn 710, Binh đoàn 15 (Bộ Quốc phòng) đã triển khai công tác dân vận đa dạng, phong phú. Nhiều mô hình của đơn vị giúp nhân dân phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội có sức lan tỏa, không chỉ tạo thêm động lực trong xây dựng nông thôn mới, mà còn gắn kết ý chí, hành động giữa quân với dân, làm đẹp hơn nét đẹp tình người nơi biên giới.
0:00 / 0:00
0:00
Đại diện Trung đoàn 710, Binh đoàn 15 (Bộ Quốc phòng) trao bò sinh sản tặng các hộ dân khó khăn trên địa bàn xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai,
Đại diện Trung đoàn 710, Binh đoàn 15 (Bộ Quốc phòng) trao bò sinh sản tặng các hộ dân khó khăn trên địa bàn xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai,

Thượng tá Nguyễn Quang Tú, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 710, cho biết: Những năm qua, cùng với tập trung nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, đầu tư sản xuất, kinh doanh hiệu quả, đơn vị còn tổ chức nhiều hoạt động về an sinh xã hội, thiết thực, như: khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, hỗ trợ gạo mùa giáp hạt, xây tặng nhà đại đoàn kết, hỗ trợ cây giống, vật nuôi và hướng dẫn cho bà con trồng lúa nước và một số cây công nghiệp dài ngày.

Trung đoàn 710 tổ chức nhiều hoạt động về an sinh xã hội, thiết thực, như: khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, hỗ trợ gạo mùa giáp hạt, xây tặng nhà đại đoàn kết, hỗ trợ cây giống, vật nuôi và hướng dẫn cho bà con trồng lúa nước và một số cây công nghiệp dài ngày.

Những hoạt động nêu trên của đơn vị có ý nghĩa rất thiết thực, đậm chất nhân văn, đã kịp thời sẻ chia khó khăn với những hộ nghèo, gia đình chính sách, giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững.

Bên cạnh đó, Trung đoàn 710 còn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức đơn vị thực hiện hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo” và xây dựng “Ðơn vị dân vận tốt”; luôn hướng về cơ sở, về thôn làng để biết người dân đang thiếu, đang cần cái gì để lên kế hoạch và bàn biện pháp giúp đỡ bà con hiệu quả.

Giúp dân phát triển kinh tế ảnh 1

Bộ đội Trung đoàn 710, Binh đoàn 15 (Bộ Quốc phòng) giúp nhân dân xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai xây dựng nông thôn mới.

Làm tốt công tác giáo dục, định hướng tư tưởng để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công nhân, người lao động của đơn vị về công tác dân vận; dân vận là để bà con hiểu biết và thực hiện tốt hơn các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Do vậy đã tạo động lực để đơn vị thực hiện hiệu quả phương châm “bám dân làng, làm dân vận”, góp phần giúp nhân dân từng bước vươn lên xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội.

Trung đoàn thường xuyên phối hợp chặt chẽ cấp ủy, chính quyền địa phương và các đơn vị đóng quân trên địa bàn thống nhất quy chế, kế hoạch, nội dung, điều kiện bảo đảm, phương pháp tiến hành công tác dân vận.

Chỉ tính từ năm 2023 đến nay, đơn vị đã trao 47 con bò giống trị giá hơn 920 triệu đồng tặng 47 hộ nghèo và cận nghèo; nhận nuôi hai em và nhận hỗ trợ năm em học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 là người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.

Định kỳ, hoặc khi có sự kiện, tình huống đột xuất, Trung đoàn kịp thời cử cán bộ phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức trao đổi, cung cấp thông tin để thống nhất cách xử lý; phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho nhân dân từng bước nhận rõ những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động, phần tử xấu, cơ hội. Từ đó, nâng cao cảnh giác, tăng cường tình đoàn kết, tích cực tham gia giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng địa bàn an toàn, vững mạnh.

Để giúp đỡ người dân trên địa bàn phát triển kinh tế, những năm qua, Trung đoàn 710 đã cử hàng trăm lượt cán bộ, công nhân viên xuống tận vườn, ruộng hướng dẫn kỹ thuật trồng cây công nghiệp, chăm sóc lúa nước...

Chỉ tính từ năm 2023 đến nay, đơn vị đã trao 47 con bò giống trị giá hơn 920 triệu đồng tặng 47 hộ nghèo và cận nghèo; nhận nuôi hai em và nhận hỗ trợ năm em học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 là người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai; nhân các ngày lễ, Tết đơn vị tổ chức thăm, trao quà tặng các già làng, trưởng thôn, người có uy tín, các cháu học sinh nghèo, bà con dân tộc thiểu số khó khăn trên địa bàn, với số tiền hơn 746 triệu đồng.

Đến nay, Trung đoàn 710 đã tổ chức kết nghĩa năm đội sản xuất với sáu làng và 39 hộ gia đình người Kinh, gắn kết người Kinh với người đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ để họ giúp nhau trong cuộc sống.

Từ hai bàn tay trắng, được sự quan tâm chăm lo của Trung đoàn 710, đặc biệt là sự đồng hành, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật trong lao động sản xuất của những “người lính công nhân”, anh Đinh Văn Huy (dân tộc Mường), ở Đội 7 và anh Đinh Văn Giang (dân tộc Mường) ở Đội 6 (Trung đoàn 710) đã động viên nhau khai hoang đất trồng điều, cao su, cà-phê… mỗi năm cho thu nhập từ 80-100 triệu đồng.

Nói về sự thay đổi trong cuộc sống gia đình mình, anh Đinh Văn Giang nhấn mạnh đến vai trò của những cán bộ Trung đoàn 710 từ việc tổ chức sắp xếp nhân lực lao động, quy hoạch vườn cây, đến việc giúp đỡ, hỗ trợ kinh nghiệm, kỹ thuật canh tác. Nếu không có Trung đoàn 710 và sự giúp đỡ, hỗ trợ của những anh em đi trước thì gia đình anh Giang sẽ không được như ngày hôm nay. Phong trào gắn kết hộ không chỉ giúp bà con phát triển kinh tế, mà còn gắn kết tình làng, nghĩa xóm, xây dựng cuộc sống bình yên và phát triển trên biên giới.

Đánh giá về hiệu quả công tác dân vận của Trung đoàn 710, Bí thư Huyện ủy Chư Prông (tỉnh Gia Lai) Đinh Văn Dũng chia sẻ, mặc dù đơn vị đứng chân trên địa bàn bốn xã biên giới, với hơn 80% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, cơ sở hạ tầng còn khó khăn.

Nhưng với phương châm: “Về với nhân dân để giúp bà con phát triển”, đơn vị đã triển khai nhiều cách làm hay, sáng tạo, thiết thực, ý nghĩa lại mang tính nhân văn sâu sắc cho nên đã làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

Từ thói quen phụ thuộc vào thiên nhiên, với lối canh tác “chặt, đốt, chọc, trỉa”, đơn vị đã kiên trì vận động đồng bào dân tộc thiểu số bỏ những hủ tục lạc hậu, làm quen với việc trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao-su; tạo việc làm ổn định cho hơn 400 người đồng bào dân tộc thiểu số có thu nhập bình quân đạt hơn sáu triệu đồng/tháng/người.

Đặc biệt, với việc hình thành bảy cụm, điểm dân cư trên tuyến biên giới của huyện, cùng các “làng công nhân” của Trung đoàn là những điểm sáng về văn hóa, xây dựng nông thôn mới, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong thời bình và là những làng, xã chiến đấu, một bộ phận hợp thành của khu vực phòng thủ huyện.