Phó Cục trưởng Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Ngọc Hà thông tin những điểm mới Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Nâng gấp đôi số lượng mã đề bài thi tự chọn

Để bảo đảm yếu tố an ninh, tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 giữ nguyên 24 thí sinh/phòng thi, tuy  nhiên, thay vì chỉ có 24 mã đề cho một phòng thi như trước đây, kỳ thi năm nay sẽ nâng lên thành 48 mã  đề cho hai khung thời gian của buổi thi thứ ba (buổi thi môn tự chọn). 
Học sinh tìm hiểu thông tin tại Ngày hội Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2024 tổ chức tại Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Tạo công bằng, thuận lợi và động lực học tập cho thí sinh

Để bảo đảm sự công bằng, thuận lợi trong xét tuyển, cũng như chất lượng học tập lớp 12 của thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến bỏ phương thức xét tuyển sớm. Tuy nhiên, đến thời điểm này nhiều trường đại học đã xây dựng và công bố đề án tuyển sinh, chuẩn bị các bước tiến tới triển khai công tác xét tuyển năm 2025.
Học sinh Pháp dần có thói quen tương tác với phần mềm học tập được hỗ trợ AI, giúp cá nhân hóa trải nghiệm học tập. (Ảnh: FranceInfo)

Châu Âu nỗ lực đưa AI trở thành người bạn đồng hành trong giáo dục phổ thông

Các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng được sử dụng rộng rãi trong trường học ở châu Âu để hỗ trợ việc giảng dạy, học tập, cũng như đánh giá kết quả rèn luyện. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học về tác động của trí tuệ nhân tạo đối với giáo dục vẫn còn rất khiêm tốn. Do đó, Pháp cũng như các nhiều nước châu Âu khác vẫn đang giữ một thái độ chừng mực trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác giáo dục phổ thông.
Học sinh lớp 9 Trường THCS Tân Phú, tỉnh Phú Thọ tích cực ôn luyện kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025. (Ảnh HIỀN MAI)

Từng bước cụ thể hóa các quy định về dạy thêm, học thêm

Sau khi Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT (Thông tư 29) của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực (từ ngày 14/2/2025), các tỉnh, thành phố trên cả nước đang từng bước cụ thể hóa các quy định về dạy thêm, học thêm nhằm giải quyết những khó khăn, bất cập, bảo đảm các hoạt động giáo dục hiệu quả. Việc dừng dạy thêm, học thêm cần thực hiện song song với tổ chức ôn tập, củng cố kiến thức, kỹ năng cho học sinh cuối cấp, học sinh chưa đáp ứng được yêu cầu, một cách phù hợp.
(Ảnh minh hoạ)

Hiểu đúng tinh thần Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) có hiệu lực từ ngày 14/2. Nhiều Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công văn chỉ đạo triển khai thực hiện Thông tư 29, một số Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố đã có công văn hướng dẫn đăng ký kinh doanh và các nội dung theo quy định về dạy thêm ngoài nhà trường theo Thông tư 29.
Học sinh tham vấn trực tiếp với chuyên gia trong Chương trình Ngày hội hướng nghiệp tại Trường THPT Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. (Ảnh Thế Ðại)

Tìm giải pháp hiệu quả phân luồng hướng nghiệp học sinh

Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh là nhiệm vụ quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy việc phân luồng học sinh vào giáo dục nghề nghiệp vẫn còn những vướng mắc đòi hỏi cần có nguồn lực và phương pháp triển khai phù hợp thực tiễn.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai Trương Thị Kim Huệ.

Đồng Nai tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục

Tỉnh Đồng Nai có 31 khu công nghiệp đang hoạt động, tập trung lượng lớn lao động nhập cư, kéo theo nhu cầu học tập của con em công nhân lao động liên tục tăng. Trước áp lực phải bảo đảm cơ sở vật chất trường, lớp, quy mô sĩ số học sinh trong lúc dân số cơ học tăng nhanh, ngoài tăng cường tỷ lệ điều tiết nguồn vốn ngân sách đầu tư cho giáo dục, tỉnh chú trọng đẩy mạnh kêu gọi nguồn lực xã hội hóa theo chủ trương của Đảng, Nhà nước. Qua đó, thu hút nhiều nhà đầu tư tâm huyết chung tay cùng cấp ủy, chính quyền chăm lo sự nghiệp giáo dục-đào tạo. Chung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Trương Thị Kim Huệ, Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo Đồng Nai.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Tổng kết năm học 2023-2024, triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025. (Ảnh: Trần Hải)

Chuẩn bị chu đáo các điều kiện cho năm học mới, khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên

Sáng 19/8, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và chủ trì Hội nghị tổng kết năm học 2023-2024, triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Hội nghị được kết nối trực tuyến tới 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Sinh viên lên giảng đường (Ảnh minh hoạ)

Góp ý quy định dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong các cơ sở giáo dục

Bên cạnh những ưu điểm, việc thực hiện dạy và học bằng ngoại ngữ tại một số địa phương và các cơ sở giáo dục đại học hiện nay vẫn còn những hạn chế. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị định quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục.
(Ảnh minh hoạ: DUY THÀNH)

Nền tảng học vấn phổ thông đã được quan tâm, củng cố

Quan sát phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 do Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố, các chuyên gia đã đưa ra những đánh giá và phân tích trên các khía cạnh: Chất lượng giáo dục phổ thông, công tác dạy học ở các địa phương, cách thức tổ chức Kỳ thi, cách thức đánh giá và dạng đề thi những năm tới, công tác tuyển sinh đại học,…
Giờ ôn thi của học sinh lớp 9 Trường THCS Tân Tiến, huyện Chương Mỹ.

Giáo dục Thủ đô có nhiều khởi sắc

Kết thúc năm học 2023-2024, ngành giáo dục Hà Nội tiếp tục được ghi nhận có nhiều đột phá và dẫn đầu cả nước về thành tích trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế; đổi mới phương pháp dạy học… Kết quả đạt được là sự tâm huyết, sáng tạo, sự nỗ lực của các trường trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục, nhất là giáo dục mũi nhọn.
Giờ đọc sách của học sinh Trường tiểu học Cẩm Sơn, huyện miền núi Anh Sơn. (Ảnh ÐÌNH PHƯỢNG)

Bài 2: Tạo chuyển biến tích cực, vững chắc

Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai nhiều giải pháp tạo động lực cho các trường vươn lên góp phần đưa chất lượng giáo dục toàn diện của địa phương có nhiều chuyển biến tích cực, vững chắc. Kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) của tỉnh từ chỗ ở trong tốp 40, nay đã vươn lên tốp 20 địa phương toàn quốc.
Giờ tự học của trẻ tại Trường mầm non Hoàn Sơn 2 (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh).

Bài 2: Hiện hữu nguy cơ tụt hậu

Từ khi thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đến nay giáo dục phổ thông đã có những thay đổi mang tính “cách mạng” khi chuẩn bị hoàn thành đưa Chương trình giáo dục phổ thông vào dạy học. Tuy nhiên, cấp học khởi đầu là giáo dục mầm non gần như vẫn “giậm chân tại chỗ”.
Giờ học Mỹ thuật với mô hình giáo dục STEM của Trường tiểu học Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. (Ảnh: NGUYỄN THU)

Khơi dậy sáng tạo qua giáo dục STEM

Nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo, ban hành hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục STEM trong nhà trường đến các địa phương, trường học. Qua phương pháp giáo dục STEM, học sinh phát huy tính tự giác, chủ động và tư duy sáng tạo, tích lũy được nhiều kỹ năng cần thiết vận dụng vào thực tiễn.
Học sinh Trường trung học phổ thông Trần Phú (quận Hoàn Kiếm) làm bài khảo sát chất lượng theo định dạng đề thi tốt nghiệp 2025.

Tập dượt, làm quen với thay đổi trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025

Kỳ khảo sát chất lượng học sinh lớp 11 với định dạng đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025 vừa được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội triển khai đầu tiên trên cả nước, được coi là đợt tập dượt sớm giúp các em làm quen với những thay đổi trong đánh giá của chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
Một tiết học Tin học. (Ảnh minh hoạ: DUY LINH)

Chỉ thị của Bộ Chính trị về công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 5/1/2024 của Bộ Chính trị về công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Chỉ thị.
Biểu diễn hát Xoan trong giờ học nội dung giáo dục địa phương tại Trường THCS Đồng Thịnh, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.

Giúp học sinh hiểu và thêm yêu quê hương

Nội dung giáo dục địa phương do các tỉnh, thành phố biên soạn, đưa vào giảng dạy từ cấp trung học cơ sở (THCS) là một trong những điểm mới nhất của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Việc biên soạn, triển khai nội dung này một cách hiệu quả sẽ tạo tiền đề quan trọng trong việc thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông một cách toàn diện.