Ngày 25/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Quyết định số 663/QĐ-TTg ngày 25/3/2025 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển Đại học Bách khoa Hà Nội thuộc nhóm cơ sở giáo dục đại học hàng đầu châu Á.
Đây đang là thời điểm nước rút để học sinh lớp 12 đưa ra lựa chọn ngành nghề cho tương lai. Sự xuất hiện của AI và quá trình chuyển đổi số đang khiến một số ngành nghề truyền thống có nguy cơ bị thay thế; tiêu chí tuyển dụng ngày càng khắt khe. Trong bối cảnh này, việc lựa chọn ngành nghề không thể chỉ dựa vào sở thích mà cần tính đến cả khả năng thích ứng cao với thị trường. Mùa tuyển sinh 2025 với nhiều tổ hợp mới mở ra cơ hội nhưng cũng thách thức cho thí sinh trong định hướng nghề nghiệp.
Mục tiêu của Tọa đàm "Hợp tác giáo dục xuyên quốc gia Việt Nam-Vương Quốc Anh trong tiến trình quốc tế hóa giáo dục đại học Việt Nam" nhằm nâng cao năng lực cho các cơ sở giáo dục, thúc đẩy hợp tác và quảng bá hiệu quả các chương trình giáo dục xuyên quốc gia giữa Anh và Việt Nam.
Dựa trên xu thế đào tạo và nhu cầu thị trường lao động, nhiều cơ sở giáo dục đại học dự kiến mở thêm ngành/chương trình đào tạo trong mùa tuyển sinh năm 2025, trong đó nhiều ngành tập trung vào các lĩnh vực công nghệ như: Trí tuệ nhân tạo - AI, Công nghệ bán dẫn, Kỹ thuật ô-tô số,...
Đại học Bách khoa, Trường đại học Xây dựng, Trường đại học Giao thông vận tải, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, Trường đại học Sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh là 5 đơn vị được định hướng phát triển đến năm 2030 trở thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của quốc gia về kỹ thuật và công nghệ.
Ngày 1/3, tại Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc tổ chức Hội thảo quốc tế “Giáo dục Đại học Việt Nam-Trung Quốc: Cơ hội và thách thức của Giáo dục Đại học trong thế kỷ 21-Kỷ nguyên trí tuệ số”.
Vào ngày 1/3 tới đây, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) phối hợp tổ chức Hội thảo “Giáo dục đại học Việt Nam - Trung Quốc: Cơ hội và thách thức trong thế kỷ 21 - Kỷ nguyên Trí tuệ số”. Sự kiện là dấu mốc trong hoạt động hợp tác đào tạo, nghiên cứu và trao đổi giữa hai cơ sở giáo dục đại học lớn, góp phần phát triển hợp tác giáo dục giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc.
Sáng 23/2, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (27/1/1995-27/1/2025). Cùng dự có các đồng chí nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Trương Tấn Sang; đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương, một số địa phương; một số cơ quan ngoại giao tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Thông tư mới ban hành quy định về kiểm định chương trình đào tạo trình độ đại học đã bãi bỏ các quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo một số ngành đặc thù, đào tạo từ xa do không còn phù hợp và không tương thích với cách đánh giá hiện hành.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 04/2025/TT-BGDĐT quy định về kiểm định chương trình đào tạo trình độ đại học (Thông tư 04) thay thế cho các Thông tư liên quan về kiểm định chương trình đào tạo đại học hiện hành.
Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo nói chung và trong giáo dục đại học nói riêng đang trở thành xu hướng tất yếu và được các trường đại học đặc biệt quan tâm. Những nỗ lực này không chỉ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo mà còn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội và thị trường lao động.
Ngày 7/12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội thảo chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo năm 2024 với chủ đề "Giáo dục đại học với công nghệ số".
Đại diện Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) cho biết, hiện nay, Trường đang tiến hành các thủ tục liên quan đến việc cấp bằng bác sĩ Răng-Hàm-Mặt, thay thế bằng bác sĩ nha khoa đã cấp trước đó.
Đến nay đã có gần 100% cơ sở giáo dục đại học được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục chu kỳ 1, khoảng 50% số cơ sở được công nhận ở chu kỳ 2. Còn một số cơ sở giáo dục đại học chưa kiểm định lần nào là nhóm các trường đặc thù như nghệ thuật, văn hóa, hay một số trường mới mở, liên kết quốc tế…
Diễn đàn Quốc tế hóa giáo dục đại học lần thứ 7 quy tụ các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách từ nhiều nơi trên thế giới để chia sẻ ý tưởng, khám phá thách thức và xây dựng các mối quan hệ đối tác nhằm thúc đẩy giáo dục toàn cầu nói chung và đổi mới trong hợp tác quốc tế giáo dục đại học nói riêng.
Tại kỳ sát hạch kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm năm 2024, có 372 ứng viên tham dự. Các ứng viên năm nay đến từ các trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục, cơ sở giáo dục, cơ quan Bộ, Chính phủ và sẽ trải qua hai phần lý thuyết, thực hành.
Tiếp nối thành công của Ngày hội giáo dục châu Âu tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, sáng 22/10, Hội nghị Erasmus+ đã diễn ra tại Hà Nội, thu hút sự tham gia của gần 50 cơ sở giáo dục đại học từ các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) cùng hơn 100 cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam.
17 công trình khoa học của giảng viên từ các trường đại học đã được Hội đồng đánh giá và xét Giải thưởng khoa học công nghệ dành cho giảng viên trẻ năm 2024 lựa chọn vào chung khảo.
Sáng 2/10, tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) phối hợp với Mạng lưới Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp Đại học, Cao đẳng Việt Nam (VNEI) tổ chức Hội thảo “Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong giáo dục đại học Việt Nam: Năng động và hợp tác”.
Thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, những năm qua, giáo dục đại học tiếp tục đổi mới, gắn với tăng cường tự chủ, tạo động lực, chuyển biến mạnh về chất lượng, hiệu quả.
Ngày 15/8, tại Đà Nẵng, diễn ra hội thảo khoa học quốc gia về “Quản lý khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo vì mục tiêu phát triển bền vững ”. Hội thảo do Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng phối hợp Học viện Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Chương trình KX07/21-30 tổ chức.
Bên cạnh những ưu điểm, việc thực hiện dạy và học bằng ngoại ngữ tại một số địa phương và các cơ sở giáo dục đại học hiện nay vẫn còn những hạn chế. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị định quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục.
Sáng 9/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị giáo dục đại học năm 2024. Phát biểu kết luận tại hội nghị, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng, hiện nay có rất nhiều thách thức lớn phát sinh trong quá trình phát triển, cho thấy vị trí quan trọng trong đời sống xã hội của giáo dục đại học. Tuy nhiên, vượt qua những thách thức đó cũng là cơ hội để giáo dục đại học đạt tới mục tiêu chất lượng.
Ngày 21/7, tại thành phố Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên), Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông, Trường đại học Phú Yên và Tổ chức Đối thoại châu Á (ADS) Singapore tổ chức hội thảo quốc tế “Giáo dục đại học vì sự phát triển châu Á”.
Cả nước hiện có 1.773 chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học đã được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng. Trong đó, có 1.254 chương trình đào tạo đánh giá theo tiêu chuẩn trong nước, 519 chương trình được đánh giá theo tiêu chuẩn nước ngoài.
Ngày 6/4, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia về Môi trường nông nghiệp, nông thôn và phát triển bền vững, nhằm đưa ra những giải pháp thực tiễn nâng cao chất lượng đào tạo lĩnh vực tài nguyên môi trường, “kịch bản” phát triển nông nghiệp trong bối cảnh hiện nay.
Hiện nay, khoa học và công nghệ, nhất là lĩnh vực điện tử, bán dẫn, vi mạch phát triển mạnh mẽ đòi hỏi nguồn nhân lực trong các lĩnh vực này rất lớn. Vì vậy, các trường đại học đang tích cực triển khai hoạt động đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư về Chuẩn cơ sở giáo dục đại học. Theo thông tư, Chuẩn cơ sở giáo dục đại học gồm 6 tiêu chuẩn, 20 tiêu chí. Các tiêu chí đánh giá được chốt số liệu vào ngày 31/12 của năm báo cáo và hoàn thiện chậm nhất vào 31/3 của năm liền kề.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, tính đến ngày 31/1, cả nước có có 1.142 chương trình đào tạo của 145 cơ sở giáo dục đại học và 5 chương trình đào tạo cao đẳng của 5 trường cao đẳng được đánh giá đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục trong nước, 500 chương trình đào tạo của 58 cơ sở giáo dục đại học được đánh giá đạt tiêu chuẩn chất lượng nước ngoài.