Giăng câu không cần mồi vùng ven biển Cà Mau

Giăng câu thường phải có mồi câu, nhưng tại xóm vạn chài vùng ven biển xã Tân Hải, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau, người dân ra biển thả câu nhưng không cần dùng mồi mà chỉ có lưỡi câu. Đó gọi là câu kiều, loại hình câu không cần dùng mồi dẫn dụ.
Nghề câu kiều phổ biến tại các vùng biển cạn có nhiều bãi bồi như Cửa biển Cái Cám, xã Tân Hải, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau.
Nghề câu kiều phổ biến tại các vùng biển cạn có nhiều bãi bồi như Cửa biển Cái Cám, xã Tân Hải, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau.

Nghề câu kiều chỉ đánh bắt được ở những vùng biển cạn có nhiều bãi bồi, nước chảy tương đối yếu. Ngư dân có thể thả câu được từ 7 đến 9 tháng/năm, trừ những lúc biển động. Hộ giăng câu kiều trang bị dàn lưỡi câu hình chữ U, các lưỡi cách nhau khoảng 14 cm, được kết nối với nhau bằng sợi dây câu.

Giăng câu không cần mồi vùng ven biển Cà Mau ảnh 1

Ngư dân Nguyễn Việt Lào chuẩn bị dàn câu kiều trước khi ra biển giăng câu.

Thông thường, mỗi dây câu dài từ 3-5 km với hàng trăm nghìn lưỡi câu, được gắn với các phao nhỏ và vỏ ốc biển. Vỏ ốc có nhiệm vụ làm cho dây câu chìm xuống đáy biển để dẫn dụ các loài thủy sản (mực, ghẹ, cá...) bơi vào.

Giăng câu không cần mồi vùng ven biển Cà Mau ảnh 2

Ngư dân thu hoạch thủy sản tươi sống từ dàn câu kiều.

Khi thủy triều xuống, thủy sản ven bờ bơi ra biển hoặc chui ra khỏi vỏ ốc sẽ vướng vào các lưỡi câu (cách đáy biển khoảng 20 cm). Với cách giăng câu này, câu kiều cho thu hoạch các loại thủy sản có kích thước lớn ở tầng đáy, như: Cá ngát, cá đuối, cá lạc, ghẹ, cua, tôm tích... “Với dàn dây câu khoảng 3 km, trung bình một ngày ngư dân hành nghề câu kiều có thể kiếm được từ 500.000 đến hơn 1 triệu đồng sau khi trừ các khoản chi phí”, ngư dân Nguyễn Việt Lào, hành nghề câu kiều vùng ven biển ấp Cái Cám, xã Tân Hải, chia sẻ.