Bộ trưởng Môi trường, lâm nghiệp và thủy sản Nam Phi Barbara Creecy cho biết hôm 31-7, trong sáu tháng đầu năm, 166 con tê giác đã bị săn trộm ở nước này, giảm 53% so với số lượng 316 tê giác bị giết trong nửa đầu năm 2019.
Nam Phi trong nhiều năm đã chiến đấu với nạn săn trộm tê giác do nhu cầu vô độ đối với sừng tê giác ở châu Á, nơi sừng được sử dụng làm thuốc đông y.
Theo Bộ Môi trường, lâm nghiệp và thủy sản Nam Phi, thành công trong việc làm chậm tốc độ săn trộm tê giác trong một thập kỷ qua là nhờ việc hạn chế du lịch giữa các quốc gia trong thời gian phong tỏa do Covid-19.
Nhưng Bộ trưởng Creecy cảnh báo, vì việc giãn cách đã dần được dỡ bỏ và các công viên mở cửa trở lại, do đó nạn săn trộm tê giác cũng sẽ tăng dần.
Trong ba tháng kể từ khi lệnh phong tỏa được thực hiện vào ngày 27-3 cho đến cuối tháng 6, 46 con tê giác đã bị giết trên toàn Nam Phi, bà cho biết.
Sừng tê giác có thành phần chủ yếu là keratin, chất tương tự như trong móng tay của con người. Nó thường được bán ở dạng bột và được quảng cáo là thuốc chữa ung thư và các bệnh khác.
- Tê giác trắng Nam Phi : Những cuộc đi săn đe dọa tương lai
- Những tranh luận “nóng” quanh chiếc sừng tê giác
- Hàng trăm sừng tê giác ở Nam Phi bị tiêm độc để chống săn bắt
- Nam Phi mất 30 cá thể tê giác trong hai tuần đầu năm
- Săn bắn tê giác ở Nam Phi tiếp tục gia tăng sau nhiều nỗ lực
- Hơn 730 cá thể tê giác bị giết hại tại Nam Phi