EU nỗ lực cải cách quy định chi tiêu

Phát biểu sau cuộc họp các Bộ trưởng Tài chính Liên minh châu Âu (EU), diễn ra tại Brussels (Bỉ), giới chức Tây Ban Nha, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU cho biết, các nước thành viên EU đang nỗ lực đạt thỏa thuận về cải cách quy định chi tiêu của khối vào tháng 12 tới.
0:00 / 0:00
0:00
Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters
Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters

Theo Bộ trưởng Tài chính Tây Ban Nha Nadia Calvino, các nước thành viên đã thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc hợp tác và đi tới một thỏa thuận công bằng trước cuối năm 2023. Các bộ trưởng nhất trí sẽ tổ chức thêm một cuộc họp vào cuối tháng này để thảo luận nội dung chi tiết.

Các quy định về chi tiêu của EU, được biết đến với tên gọi Hiệp ước ổn định và tăng trưởng, ra đời năm 1997, đặt ra giới hạn đối với việc vay nợ của chính phủ các nước thành viên, nhằm bảo đảm các nước tuân thủ kỷ luật ngân sách. Tuy nhiên, khi đại dịch Covid-19 bùng phát, tháng 3/2022, EU đã tạm đình chỉ quy định về giới hạn thâm hụt ngân sách trong hiệp ước để tạo điều kiện cho chính phủ các nước chống dịch, hỗ trợ doanh nghiệp, cũng như thúc đẩy nền kinh tế phục hồi. Theo kế hoạch, các quy định liên quan ngân sách trong hiệp ước sẽ có hiệu lực trở lại vào năm 2024.

Hiệp ước ổn định và tăng trưởng quy định các nước thành viên EU phải giữ thâm hụt ngân sách hằng năm ở mức dưới 3% GDP và nợ công dưới 60% GDP. Những nước vi phạm sẽ đối mặt hình phạt.

Hiệp ước ổn định và tăng trưởng quy định các nước thành viên EU phải giữ thâm hụt ngân sách hằng năm ở mức dưới 3% GDP và nợ công dưới 60% GDP. Những nước vi phạm sẽ đối mặt hình phạt. Quy định này cho phép EU giám sát chi tiêu của các nước thành viên, nhằm tránh nguy cơ xảy ra khủng hoảng nợ công. Tuy nhiên, nhiều nước cho rằng, quy định nêu trên cần được thay đổi, nhằm tạo điều kiện cho các nước cấp vốn cho các dự án đầu tư.

Bộ trưởng Tài chính Ðức Christian Lindner nhấn mạnh, việc đàm phán về cải cách quy định chi tiêu của EU đã đạt tiến bộ đáng kể, song vẫn còn nhiều việc phải làm. Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết sẽ tiếp tục thảo luận với giới chức Ðức trong những ngày tới nhằm đạt thỏa hiệp với Berlin về vấn đề này.

Hiệp ước ổn định và tăng trưởng của EU đã được sửa đổi ba lần, lần lượt vào các năm 2005, 2011 và 2013. Việc sửa đổi các quy định trong hiệp ước được kỳ vọng sẽ hỗ trợ nỗ lực phục hồi nền kinh tế khu vực sau đại dịch, đồng thời mở ra một lộ trình giảm nợ công khả thi cho một số nước.