Mức sinh trên toàn quốc đang giảm dưới mức sinh thay thế, khi số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm từ 2,11 (năm 2021) xuống 2,01 (năm 2022), 1,96 (năm 2023) và 1,91 (năm 2024) và dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những năm tới. Việc giảm xuống dưới mức sinh thay thế (2,1 con) sẽ ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu và chất lượng dân số. Chính vì vậy các ngành chức năng cần có những giải pháp cụ thể, hợp lý, thực tế để sớm ổn định mức sinh.
Mặc dù đóng góp GDP lớn nhất so với các vùng khác trong cả nước, song vùng Nam Bộ vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh sẵn có của vùng. Để tạo động lực phát triển nhanh kinh tế-xã hội, ngoài việc đẩy mạnh kết nối cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực… vùng Nam Bộ cần khơi thông "trụ cột thể chế", tăng tính liên kết toàn vùng.
Quy hoạch tỉnh Lâm Ðồng xác định, đến năm 2030, tỉnh phát triển nhanh, bền vững; phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; lấy phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp là trọng tâm, trụ đỡ; phát triển công nghiệp chế biến là động lực; phát triển du lịch là đột phá; phấn đấu đến năm 2050 đạt các tiêu chuẩn để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương hiện đại, có bản sắc, xanh, thông minh và đáng sống.
Ngày 29/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đi thị sát, kiểm tra các công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, gồm: Khánh Hòa, Phú Yên và Bình Định.
Xác định muốn phát triển kinh tế-xã hội, hạ tầng giao thông phải đi trước một bước, những năm qua trong điều kiện còn khó khăn, Phú Yên đã dành một nguồn kinh phí đáng kể để xây dựng hạ tầng giao thông. Nhờ đó, hệ thống giao thông vận tải (GTVT) tỉnh có sự phát triển toàn diện, với đầy đủ các loại hình vận tải: đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển và đường hàng không.
Tối 1/4, tại Quảng trường 2/4, thành phố Nha Trang, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Khánh Hòa long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 370 năm xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hoà (1653-2023), 48 năm Ngày giải phóng tỉnh Khánh Hòa (2/4/1975-2/4/2023). Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu ý kiến.
Từ ngày 26/2 đến hết ngày 5/3, Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp các ban, ngành liên quan tổ chức chuỗi sự kiện kết nối giữa hệ thống phân phối lớn Thành phố Hồ Chí Minh với các nhà cung cấp và khảo sát tiềm năng liên kết hợp tác giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
Ngày 4/2, tại thành phố Nha Trang, Khánh Hòa, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị Ðịnh hướng phát triển kinh tế nông nghiệp vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
Ngày 22/6, tại Đà Nẵng, Trung ương Đoàn tổ chức hội nghị giao ban công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi Cụm duyên hải Nam Trung Bộ 6 tháng đầu năm 2022.
Tại hội nghị sơ kết sản xuất trồng trọt vụ đông xuân 2021-2022; triển khai kế hoạch vụ hè thu, mùa năm 2022 các địa phương vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng, vụ này mặc dù diện tích tăng nhưng do ảnh hưởng của mưa, lũ nên năng suất, sản lượng giảm.
Chiều 1/4, Chi cục Kiểm lâm vùng IV thuộc Cục Kiểm lâm, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, qua số liệu thống kê của 11 tỉnh, thành phố vùng Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ cho thấy, một số khu vực thuộc vùng trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao với khoảng 2,296 triệu ha.
Thời gian qua, các địa phương duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đang tích cực thực hiện nhiều giải pháp, chuyển đổi cây trồng trên đất lúa nhằm nâng cao giá trị canh tác và bảo đảm thu nhập cho nhân dân. Đặc biệt, nhiều diện tích trồng lúa thường xuyên bị hạn hán, thiếu nước sau khi chuyển đổi sang cây trồng khác đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.