Dừng phóng lần hai vệ tinh NanoDragon “made in Vietnam”

NDO -

Sáng 7/10, sự kiện phóng tên lửa Epsilon-5 của Nhật Bản mang theo vệ tinh NanoDragon “made in Vietnam” tiếp tục hoãn vì lý do thời tiết.

Thông báo tạm hoãn phóng tên lửa đẩy Epsilon-5 của JAXA.
Thông báo tạm hoãn phóng tên lửa đẩy Epsilon-5 của JAXA.

Theo thông tin chính thức từ phía Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA), nguyên nhân hoãn phóng tên lửa Eplison-5 là do điều kiện thời tiết liên quan đến an toàn phóng không đáp ứng yêu cầu. JAXA sẽ công bố lịch phóng tiếp theo ở thông báo khác.

PGS, TS Phạm Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC), thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam cho biết: "Việc phóng tên lửa bị ảnh hưởng rất nhiều bởi thời tiết. Trong lĩnh vực vũ trụ, an toàn là tuyệt đối. Vì thế, khi các kỹ thuật viên phát hiện bất cứ điều gì bất thường sẽ cho dừng”.

Dừng phóng lần hai vệ tinh NanoDragon “made in Vietnam” -0
PGS, TS Phạm Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam. 

Trước đó, ngày 1/0, dự kiến, theo kế hoạch, JAXA sẽ phóng tên lửa Epsilon-5. Tuy nhiên, sự kiện này cũng đã tạm hoãn vì lý do sự cố kỹ thuật. 

Sáng 7/10, TS Lê Xuân Huy, Phó Tổng giám đốc VNSC cho biết, nguyên nhân hoãn phóng tên lửa Epsilon-5 ngày 1/10 là do phát hiện bất thường trong dữ liệu của radar Doppler di động được sử dụng để theo dõi và điều khiển tên lửa.

Dừng phóng lần hai vệ tinh NanoDragon “made in Vietnam” -0
TS Lê Xuân Huy, Phó Tổng giám đốc VNSC. 

“Thời gian trễ bất thường của cảm biến radar và kết nối với Trung tâm Vũ trụ Tanegashima thường khoảng 0,01s. Nhưng tại lễ phóng sáng 1/10, trên màn hình máy tính, các chuyên gia phát hiện trễ bất thường từ -2.580s đến +720s. Các chuyên gia đã cho đã dừng phóng ở giây thứ 16 và kiểm tra. 

"Sau đó, phía Nhật Bản đã tìm ra nguyên nhân có hiện tượng trễ bất thường do lỏng cáp tín hiệu từ ăng ten GPS nhận tín hiệu vào bộ điều khiển ở hệ thống mặt đất, đường tiếp xúc kém nên trong quá trình vận hành bị trễ”, TS Huy cho biết thêm.

Tên lửa Epsilon-5 được phóng từ Trung tâm Vũ trụ Uchinoura, nhưng an toàn chuyến bay sẽ do Tòa nhà Chỉ huy chung (RCC) của Trung tâm Vũ trụ Tanegashima đảm trách. Dữ liệu từ radar Doppler di động cũng được gửi đến Tanegashima (100ms/lần).

Phóng vệ tinh NanoDragon “made in Vietnam” lên quỹ đạo -0
 Thứ tự phóng các vệ tinh ở tên lửa Epsilon-5. (Nguồn: VNSC)
Phóng vệ tinh NanoDragon “made in Vietnam” lên quỹ đạo -0
 Quá trình tách các vệ tinh và quỹ đạo bay của tên lửa Epsilon-5. (Ảnh: VNSC)

NanoDragon là vệ tinh dạng cubesat lớp nano nặng 3,8 kg với kích thước tiêu chuẩn 3U (100 x 100 x 340,5 mm), được VNSC phát triển. Vệ tinh là sản phẩm của Đề tài “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, phóng và vận hành thử nghiệm vệ tinh siêu nhỏ cỡ nano” thuộc “Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về công nghệ vũ trụ giai đoạn 2016 – 2020”.  Quá trình nghiên cứu, thiết kế, tích hợp, thử nghiệm chức năng vệ tinh hoàn toàn được thực hiện tại Việt Nam, bởi các cán bộ nghiên cứu của VNSC.

Tạm hoãn phóng vệ tinh NanoDragon từ Nhật Bản
Ngày 7/10, phóng vệ tinh NanoDragon “made in Vietnam”