Đổi thay ở U Minh hạ

Đồng đất lắm phèn U Minh gắn liền với địa danh miệt rừng U Minh hạ. Nơi ấy từng bị xem là “túi nghèo” của tỉnh Cà Mau. Thế nhưng, nhờ chuyển dịch kinh tế đúng hướng, đời sống cư dân miệt rừng đã từng ngày “thay da, đổi thịt”. Có lẽ, cảnh đèn dầu heo hút bên vạt rừng tràm ngày nào đã thành động lực thôi thúc cấp ủy, chính quyền và người dân U Minh ra sức vươn lên, để không bị bỏ lại phía sau, để diện mạo nông thôn ngày thêm đổi mới...

Huyện U Minh có hơn 570 km đường nông thôn, thuận lợi trong đi lại và thúc đẩy giao thương hàng hóa.
Huyện U Minh có hơn 570 km đường nông thôn, thuận lợi trong đi lại và thúc đẩy giao thương hàng hóa.

Đường bê-tông thông đường rừng

U Minh hạ gần như trở thành địa danh mặc định đối với du khách mỗi khi có dịp đặt chân đến Cà Mau, vùng đất cuối cùng cực nam Tổ quốc. Về U Minh ngày nay, không còn tình cảnh độc đạo chờ “đò”. Thay vào đó là những tuyến lộ nông thôn láng nhựa phẳng phiu, xe ô-tô, xe buýt... dễ dàng đến trung tâm các xã, thị trấn. Trên nhiều tuyến lâm phần, xe ô-tô tải còn đến tận nhà dân để thu mua nông sản... Đó là đổi thay rõ nét nhất ở vùng đất lắm phèn U Minh hạ, cũng là một trong những thành quả nổi bật sau 40 năm kể từ ngày thành lập huyện U Minh, đặc biệt là sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 10, nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Chủ tịch UBND huyện U Minh Dư Bé Ba cho biết: “Đến nay, huyện đã có hơn 167 km đường ô-tô, 574 km đường giao thông nông thôn, 300 cầu bê-tông. Hệ thống cầu-đường tạo thành mối liên kết liên hoàn từ các cụm tuyến dân cư đến UBND xã và từ UBND xã đến huyện rồi về TP Cà Mau. Giao thông thuận lợi thúc đẩy hoạt động giao thương và kinh tế - xã hội của huyện ngày càng phát triển ổn định”.

Một thí dụ rõ nhất là xã Nguyễn Phích, một trong những xã lâm nghiệp của huyện U Minh với 20 ấp, điều kiện phát triển kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn. Nhưng nhờ huy động và tranh thủ tốt các nguồn lực hỗ trợ để xây dựng lộ nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) mà đến nay, Nguyễn Phích đã đạt được 13 trong số 19 tiêu chí. Hiện nay, trên địa bàn xã đã có hơn 256 km đường liên xã, liên ấp, trục xóm. Trong đó, tuyến đường về trung tâm xã và huyện được trải nhựa; đường trục ấp, liên ấp được bê-tông hóa có chiều rộng mặt đường từ 2 m đến 2,5 m. Hệ thống lộ giao thông nông thôn đã phát triển rộng khắp và kết nối, đến nay trên địa bàn xã có 19 trong số 20 ấp có tuyến lộ giao thông đi qua. Chính quyền xã này đang nỗ lực hỗ trợ xóa dần nhà tạm, hướng tới 100% số hộ dân có nhà ở kiên cố.

Chia sẻ về kết quả trong xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn của địa phương, đồng chí Dư Bé Ba cho biết: Huyện vừa vận động được thêm 62 tỷ đồng xây dựng năm cây cầu ở các xã Khánh Tiến, Khánh Thuận, Khánh Lâm và Khánh An. Các cầu giao thông này sẽ kết nối chặt chẽ các tuyến từ U Minh đi các xã và liên kết với các địa phương trong và ngoài tỉnh. Mặt khác, huyện cũng đang tranh thủ nguồn vốn xây dựng bờ kè ở Tiểu Dừa để bảo đảm quy hoạch khu vực dịch vụ hậu cần nghề biển. Kinh phí xây dựng khu vực này khoảng 35 tỷ đồng, đang trong giai đoạn khảo sát, thiết kế.

Ngày nay, về miệt rừng U Minh hạ, có khá nhiều sự lựa chọn phương tiện giao thông. Nếu đi bằng xe ô-tô và xe buýt, ít nhất có hơn ba hướng chính từ TP Cà Mau. Hơn tám năm qua, huyện đã thông tuyến xe buýt Cà Mau - U Minh - Khánh Hội. Tuyến này đi qua địa bàn các xã Khánh An, Nguyễn Phích, thị trấn U Minh và hai xã ven biển là Khánh Lâm và Khánh Hội. Nếu lựa chọn đi ô-tô qua đường hành lang ven biển phía nam, thì từ TP Cà Mau, chỉ cần dọc theo tuyến đường Xuyên Á vòng về Khai Hoang (qua xã Nguyễn Phích) rồi đi thị trấn U Minh. Hoặc, từ Kiên Giang, theo đường Xuyên Á qua địa phận xã Biển Bạch (huyện Thới Bình) rồi về Khu du lịch Sông Trẹm đến xã Khánh Thuận, xuôi về thị trấn U Minh.

Còn về U Minh bằng phương tiện mô-tô, xe máy... thì có hàng chục, thậm chí cả trăm sự lựa chọn. Giao thông nông thôn ở miệt rừng U Minh hạ đã thông suốt qua hầu hết các tuyến dân cư. Mặt khác, về U Minh còn dễ dàng di chuyển từ các địa bàn giáp ranh: huyện Thới Bình, huyện Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau) và huyện An Minh (tỉnh Kiên Giang)...

Chỉ tính riêng giai đoạn từ 2015 - 2020, huyện U Minh đã huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp 28 công trình trường học, với tổng kinh phí gần 90 tỷ đồng; xây dựng mới 98 tuyến lộ với chiều dài 179,5 km, tổng kinh phí 53,9 tỷ đồng; duy tu, sửa chữa 11 tuyến lộ, kinh phí 24,2 tỷ đồng; xây dựng 94 cây cầu, kinh phí 23,5 tỷ đồng.

Nhớ lại những năm đầu thành lập huyện, người dân U Minh chủ yếu sử dụng đèn dầu, trung tâm huyện chỉ có một máy phát điện chạy bằng dầu đi-ê-den. Vậy mà hiện tại, toàn huyện U Minh đã có đến 600 km đường dây trung thế, 748 km đường dây hạ thế và 689 trạm biến áp. Tổng dung lượng trạm 80.043 kVA, số hộ dân được sử dụng điện kế chính chiếm đến 99%. Miệt rừng heo hút U Minh hạ giờ còn có bốn khu chợ lớn, 172 doanh nghiệp với hơn 1.200 cơ sở sản xuất, kinh doanh. Trên địa bàn còn có Cụm công nghiệp khí - điện - đạm Khánh An, do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam vận hành khai thác... Tất cả như đang hòa mình, chung sức làm tỏa sáng vùng đất U Minh.

Qua rồi thời gian khó

Những chiếc ghe tải lớn, những chiếc xe bán tải vừa và nhỏ len lỏi qua nhiều tuyến vùng đệm các xã Khánh Hòa, Khánh Tiến, Khánh Lâm, Khánh Thuận, Khánh An, Nguyễn Phích... để thu mua cây tràm, cây keo lai, chuối, xoài, mít... Đó là những loại lâm sản, nông sản thế mạnh ở miệt rừng U Minh hạ, giờ được đông đảo thương lái thu gom để “xuất” đi vùng khác. Việc dần hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn đã giúp cấp ủy, chính quyền huyện U Minh thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp ngày càng có chiều sâu và mang lại kết quả tích cực, góp phần nâng cao thu nhập của người dân trên cùng diện tích đất canh tác. 

Bởi vậy mà hiện tại, chuyện thu nhập vài trăm triệu đồng/hộ/năm không còn lạ lẫm ở miệt rừng U Minh hạ. Như xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất nhì U Minh là Khánh Hòa, nay đã có khoảng 10% số hộ dân có thu nhập từ 300 triệu đồng/năm. Nằm giáp ranh là Khánh Thuận, khi mới chia tách vào năm 2009 thuộc xã nghèo nhất huyện U Minh (49% số hộ nghèo). Nhưng nhờ chuyển dịch cây trồng, vật nuôi đúng hướng, đến nay, Khánh Thuận chỉ còn 13,26% số hộ nghèo và khoảng hơn 20% số hộ dân thuộc diện khá, giàu.

Trở lại Khánh Thuận lần này, qua các ấp miệt rừng 11, 12, 18, 20, 21..., lẩn khuất sau những cánh đồng trồng tràm, keo lai thâm canh là những rẫy màu với nhiều loại nông sản, trái cây. Trong đó, nhiều nhất là chuối bản địa các loại, và cả chuối Nam Mỹ phục vụ xuất khẩu sang Nhật Bản, Đu-bai và một số quốc gia thuộc Các Tiểu vương quốc A Rập Thống Nhất... Lão nông Nguyễn Văn Ngay (ấp 20, xã Khánh Thuận) cho biết: “Từ hồi đường sá thông thương, nông sản của người dân trong vùng không sợ bị tư thương ép giá. Chỉ riêng việc trồng chuối, tuy không phải là nguồn thu chính nhưng mỗi năm, bà con vùng này cũng kiếm được từ 30 đến 50 triệu đồng/hộ”. 

Giúp người dân chuyển dịch đúng hướng, thời gian qua, cấp ủy chỉ đạo các cấp chính quyền huyện U Minh đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất. Các dự án, mô hình mới, cách làm hay bám sát thực tiễn và bám sát mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đã được áp dụng rộng rãi và phát huy hiệu quả. Chỉ riêng giai đoạn 2015 - 2020, huyện đầu tư xây dựng 119 mô hình (tỉnh hỗ trợ 81 mô hình, huyện thực hiện 38 mô hình) về nông nghiệp (lúa, rau màu, gia súc, gia cầm, chuối hữu cơ...).

Bí thư Huyện ủy U Minh Nguyễn Minh Phụng, cho biết: Những công trình huyết mạch về giao thông trong nhiệm kỳ qua đã giải toả bế tắc trong vận chuyển nông - lâm sản, phục vụ có hiệu quả hoạt động sản xuất và vận chuyển hàng hóa của người dân. Đến nay, toàn huyện U Minh có tới 96 tuyến đường bộ. Trong đó, có chín tuyến đường đô thị; 13 tuyến đường huyện và 75 tuyến xã, chiều rộng mặt đường bảo đảm từ 2 m đến 7 m. Cùng với đó là hệ thống cầu gắn liền với lộ, với 292 cầu bê-tông cốt thép, bảo đảm đấu nối thông tuyến.

Nhìn nhận từ thực tiễn, đồng chí Nguyễn Minh Phụng đúc kết, thành công lớn nhất mà Đảng bộ huyện U Minh gặt hái được trong nhiệm kỳ vừa qua là tiếp tục duy trì và giữ được sự đoàn kết, nhất trí trong Đảng, cả chỉ đạo, điều hành và thực hiện luôn được thống nhất. Nhờ đó, quá trình triển khai thực hiện nghị quyết, trên tinh thần tập trung, kiên quyết, chặt chẽ, đồng bộ, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm..., Đảng bộ huyện đã bám sát chủ trương, chính sách của cấp trên, vận dụng phù hợp thực tiễn và luôn đặt lợi ích của người dân lên trên hết. “Đảng bộ huyện cũng căn cứ vào điều kiện thực tế, từng thời điểm nhất định đã xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, từ đó huy động, tập trung mọi nguồn lực với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với quyết tâm cao nhất”, Bí thư Huyện ủy U Minh chia sẻ.

Trong quá trình kiến thiết quê hương ở giai đoạn tiếp theo, Đảng bộ huyện U Minh tiếp tục tập trung khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh về rừng và biển. Tiếp tục xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư; bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; đẩy mạnh cải cách hành chính; bảo đảm quốc phòng, an ninh; phát huy dân chủ, đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, quyết tâm xây dựng huyện U Minh đạt chuẩn nông thôn mới. Để hoàn thành các mục tiêu lớn đề ra trong cả nhiệm kỳ, những phần việc tới đây của cấp ủy, chính quyền U Minh sẽ còn không ít khó khăn, thách thức phải vượt qua, đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực của đội ngũ lãnh đạo và sự đồng thuận của người dân.

Nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng bộ huyện U Minh thực hiện đạt và vượt 12 trong số 16 chỉ tiêu. Nổi bật là thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, với mức bình quân 3,71% (cả nhiệm kỳ giảm 18,85% hộ nghèo). Nhờ đó mà hiện tại, U Minh chỉ còn 2,84% hộ nghèo; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 50,6 triệu đồng/người/năm (tương đương 2.300 USD), tăng 14,9 triệu đồng so với năm 2016.

Giai đoạn 2020 - 2025, huyện U Minh đề ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm, trong đó phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ đạt các chỉ tiêu: Thu nhập bình quân đầu người 68 triệu đồng (tương đương 3.100 USD); huyện U Minh đạt chuẩn nông thôn mới; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40% và giải quyết việc làm đạt 20 nghìn lao động; giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo mới) còn 2% trở xuống; tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 98%; tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt ở các chợ và khu dân cư tập trung đạt từ 95% trở lên; Xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, hằng năm Đảng bộ huyện được công nhận hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

Đường bê-tông thông đường rừng

U Minh hạ gần như trở thành địa danh mặc định đối với du khách mỗi khi có dịp đặt chân đến Cà Mau, vùng đất cuối cùng cực nam Tổ quốc. Về U Minh ngày nay, không còn tình cảnh độc đạo chờ “đò”. Thay vào đó là những tuyến lộ nông thôn láng nhựa phẳng phiu, xe ô-tô, xe buýt... dễ dàng đến trung tâm các xã, thị trấn. Trên nhiều tuyến lâm phần, xe ô-tô tải còn đến tận nhà dân để thu mua nông sản... Đó là đổi thay rõ nét nhất ở vùng đất lắm phèn U Minh hạ, cũng là một trong những thành quả nổi bật sau 40 năm kể từ ngày thành lập huyện U Minh, đặc biệt là sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 10, nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Chủ tịch UBND huyện U Minh Dư Bé Ba cho biết: “Đến nay, huyện đã có hơn 167 km đường ô-tô, 574 km đường giao thông nông thôn, 300 cầu bê-tông. Hệ thống cầu-đường tạo thành mối liên kết liên hoàn từ các cụm tuyến dân cư đến UBND xã và từ UBND xã đến huyện rồi về TP Cà Mau. Giao thông thuận lợi thúc đẩy hoạt động giao thương và kinh tế - xã hội của huyện ngày càng phát triển ổn định”.

Một thí dụ rõ nhất là xã Nguyễn Phích, một trong những xã lâm nghiệp của huyện U Minh với 20 ấp, điều kiện phát triển kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn. Nhưng nhờ huy động và tranh thủ tốt các nguồn lực hỗ trợ để xây dựng lộ nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) mà đến nay, Nguyễn Phích đã đạt được 13 trong số 19 tiêu chí. Hiện nay, trên địa bàn xã đã có hơn 256 km đường liên xã, liên ấp, trục xóm. Trong đó, tuyến đường về trung tâm xã và huyện được trải nhựa; đường trục ấp, liên ấp được bê-tông hóa có chiều rộng mặt đường từ 2 m đến 2,5 m. Hệ thống lộ giao thông nông thôn đã phát triển rộng khắp và kết nối, đến nay trên địa bàn xã có 19 trong số 20 ấp có tuyến lộ giao thông đi qua. Chính quyền xã này đang nỗ lực hỗ trợ xóa dần nhà tạm, hướng tới 100% số hộ dân có nhà ở kiên cố.

Chia sẻ về kết quả trong xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn của địa phương, đồng chí Dư Bé Ba cho biết: Huyện vừa vận động được thêm 62 tỷ đồng xây dựng năm cây cầu ở các xã Khánh Tiến, Khánh Thuận, Khánh Lâm và Khánh An. Các cầu giao thông này sẽ kết nối chặt chẽ các tuyến từ U Minh đi các xã và liên kết với các địa phương trong và ngoài tỉnh. Mặt khác, huyện cũng đang tranh thủ nguồn vốn xây dựng bờ kè ở Tiểu Dừa để bảo đảm quy hoạch khu vực dịch vụ hậu cần nghề biển. Kinh phí xây dựng khu vực này khoảng 35 tỷ đồng, đang trong giai đoạn khảo sát, thiết kế.

Ngày nay, về miệt rừng U Minh hạ, có khá nhiều sự lựa chọn phương tiện giao thông. Nếu đi bằng xe ô-tô và xe buýt, ít nhất có hơn ba hướng chính từ TP Cà Mau. Hơn tám năm qua, huyện đã thông tuyến xe buýt Cà Mau - U Minh - Khánh Hội. Tuyến này đi qua địa bàn các xã Khánh An, Nguyễn Phích, thị trấn U Minh và hai xã ven biển là Khánh Lâm và Khánh Hội. Nếu lựa chọn đi ô-tô qua đường hành lang ven biển phía nam, thì từ TP Cà Mau, chỉ cần dọc theo tuyến đường Xuyên Á vòng về Khai Hoang (qua xã Nguyễn Phích) rồi đi thị trấn U Minh. Hoặc, từ Kiên Giang, theo đường Xuyên Á qua địa phận xã Biển Bạch (huyện Thới Bình) rồi về Khu du lịch Sông Trẹm đến xã Khánh Thuận, xuôi về thị trấn U Minh.

Còn về U Minh bằng phương tiện mô-tô, xe máy... thì có hàng chục, thậm chí cả trăm sự lựa chọn. Giao thông nông thôn ở miệt rừng U Minh hạ đã thông suốt qua hầu hết các tuyến dân cư. Mặt khác, về U Minh còn dễ dàng di chuyển từ các địa bàn giáp ranh: huyện Thới Bình, huyện Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau) và huyện An Minh (tỉnh Kiên Giang)...

Chỉ tính riêng giai đoạn từ 2015 - 2020, huyện U Minh đã huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp 28 công trình trường học, với tổng kinh phí gần 90 tỷ đồng; xây dựng mới 98 tuyến lộ với chiều dài 179,5 km, tổng kinh phí 53,9 tỷ đồng; duy tu, sửa chữa 11 tuyến lộ, kinh phí 24,2 tỷ đồng; xây dựng 94 cây cầu, kinh phí 23,5 tỷ đồng.

Nhớ lại những năm đầu thành lập huyện, người dân U Minh chủ yếu sử dụng đèn dầu, trung tâm huyện chỉ có một máy phát điện chạy bằng dầu đi-ê-den. Vậy mà hiện tại, toàn huyện U Minh đã có đến 600 km đường dây trung thế, 748 km đường dây hạ thế và 689 trạm biến áp. Tổng dung lượng trạm 80.043 kVA, số hộ dân được sử dụng điện kế chính chiếm đến 99%. Miệt rừng heo hút U Minh hạ giờ còn có bốn khu chợ lớn, 172 doanh nghiệp với hơn 1.200 cơ sở sản xuất, kinh doanh. Trên địa bàn còn có Cụm công nghiệp khí - điện - đạm Khánh An, do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam vận hành khai thác... Tất cả như đang hòa mình, chung sức làm tỏa sáng vùng đất U Minh.

Qua rồi thời gian khó

Những chiếc ghe tải lớn, những chiếc xe bán tải vừa và nhỏ len lỏi qua nhiều tuyến vùng đệm các xã Khánh Hòa, Khánh Tiến, Khánh Lâm, Khánh Thuận, Khánh An, Nguyễn Phích... để thu mua cây tràm, cây keo lai, chuối, xoài, mít... Đó là những loại lâm sản, nông sản thế mạnh ở miệt rừng U Minh hạ, giờ được đông đảo thương lái thu gom để “xuất” đi vùng khác. Việc dần hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn đã giúp cấp ủy, chính quyền huyện U Minh thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp ngày càng có chiều sâu và mang lại kết quả tích cực, góp phần nâng cao thu nhập của người dân trên cùng diện tích đất canh tác. 

Bởi vậy mà hiện tại, chuyện thu nhập vài trăm triệu đồng/hộ/năm không còn lạ lẫm ở miệt rừng U Minh hạ. Như xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất nhì U Minh là Khánh Hòa, nay đã có khoảng 10% số hộ dân có thu nhập từ 300 triệu đồng/năm. Nằm giáp ranh là Khánh Thuận, khi mới chia tách vào năm 2009 thuộc xã nghèo nhất huyện U Minh (49% số hộ nghèo). Nhưng nhờ chuyển dịch cây trồng, vật nuôi đúng hướng, đến nay, Khánh Thuận chỉ còn 13,26% số hộ nghèo và khoảng hơn 20% số hộ dân thuộc diện khá, giàu.

Trở lại Khánh Thuận lần này, qua các ấp miệt rừng 11, 12, 18, 20, 21..., lẩn khuất sau những cánh đồng trồng tràm, keo lai thâm canh là những rẫy màu với nhiều loại nông sản, trái cây. Trong đó, nhiều nhất là chuối bản địa các loại, và cả chuối Nam Mỹ phục vụ xuất khẩu sang Nhật Bản, Đu-bai và một số quốc gia thuộc Các Tiểu vương quốc A Rập Thống Nhất... Lão nông Nguyễn Văn Ngay (ấp 20, xã Khánh Thuận) cho biết: “Từ hồi đường sá thông thương, nông sản của người dân trong vùng không sợ bị tư thương ép giá. Chỉ riêng việc trồng chuối, tuy không phải là nguồn thu chính nhưng mỗi năm, bà con vùng này cũng kiếm được từ 30 đến 50 triệu đồng/hộ”. 

Giúp người dân chuyển dịch đúng hướng, thời gian qua, cấp ủy chỉ đạo các cấp chính quyền huyện U Minh đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất. Các dự án, mô hình mới, cách làm hay bám sát thực tiễn và bám sát mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đã được áp dụng rộng rãi và phát huy hiệu quả. Chỉ riêng giai đoạn 2015 - 2020, huyện đầu tư xây dựng 119 mô hình (tỉnh hỗ trợ 81 mô hình, huyện thực hiện 38 mô hình) về nông nghiệp (lúa, rau màu, gia súc, gia cầm, chuối hữu cơ...).

Bí thư Huyện ủy U Minh Nguyễn Minh Phụng, cho biết: Những công trình huyết mạch về giao thông trong nhiệm kỳ qua đã giải toả bế tắc trong vận chuyển nông - lâm sản, phục vụ có hiệu quả hoạt động sản xuất và vận chuyển hàng hóa của người dân. Đến nay, toàn huyện U Minh có tới 96 tuyến đường bộ. Trong đó, có chín tuyến đường đô thị; 13 tuyến đường huyện và 75 tuyến xã, chiều rộng mặt đường bảo đảm từ 2 m đến 7 m. Cùng với đó là hệ thống cầu gắn liền với lộ, với 292 cầu bê-tông cốt thép, bảo đảm đấu nối thông tuyến.

Nhìn nhận từ thực tiễn, đồng chí Nguyễn Minh Phụng đúc kết, thành công lớn nhất mà Đảng bộ huyện U Minh gặt hái được trong nhiệm kỳ vừa qua là tiếp tục duy trì và giữ được sự đoàn kết, nhất trí trong Đảng, cả chỉ đạo, điều hành và thực hiện luôn được thống nhất. Nhờ đó, quá trình triển khai thực hiện nghị quyết, trên tinh thần tập trung, kiên quyết, chặt chẽ, đồng bộ, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm..., Đảng bộ huyện đã bám sát chủ trương, chính sách của cấp trên, vận dụng phù hợp thực tiễn và luôn đặt lợi ích của người dân lên trên hết. “Đảng bộ huyện cũng căn cứ vào điều kiện thực tế, từng thời điểm nhất định đã xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, từ đó huy động, tập trung mọi nguồn lực với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với quyết tâm cao nhất”, Bí thư Huyện ủy U Minh chia sẻ.
 
Trong quá trình kiến thiết quê hương ở giai đoạn tiếp theo, Đảng bộ huyện U Minh tiếp tục tập trung khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh về rừng và biển. Tiếp tục xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư; bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; đẩy mạnh cải cách hành chính; bảo đảm quốc phòng, an ninh; phát huy dân chủ, đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, quyết tâm xây dựng huyện U Minh đạt chuẩn nông thôn mới. Để hoàn thành các mục tiêu lớn đề ra trong cả nhiệm kỳ, những phần việc tới đây của cấp ủy, chính quyền U Minh sẽ còn không ít khó khăn, thách thức phải vượt qua, đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực của đội ngũ lãnh đạo và sự đồng thuận của người dân.

Nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng bộ huyện U Minh thực hiện đạt và vượt 12 trong số 16 chỉ tiêu. Nổi bật là thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, với mức bình quân 3,71% (cả nhiệm kỳ giảm 18,85% hộ nghèo). Nhờ đó mà hiện tại, U Minh chỉ còn 2,84% hộ nghèo; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 50,6 triệu đồng/người/năm (tương đương 2.300 USD), tăng 14,9 triệu đồng so với năm 2016.

Giai đoạn 2020 - 2025, huyện U Minh đề ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm, trong đó phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ đạt các chỉ tiêu: Thu nhập bình quân đầu người 68 triệu đồng (tương đương 3.100 USD); huyện U Minh đạt chuẩn nông thôn mới; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40% và giải quyết việc làm đạt 20 nghìn lao động; giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo mới) còn 2% trở xuống; tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 98%; tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt ở các chợ và khu dân cư tập trung đạt từ 95% trở lên; Xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, hằng năm Đảng bộ huyện được công nhận hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.