"Thuyền buồm Đông Dương” (Voiliers d’Indochine) của J.B.Piétri ngay từ khi xuất bản lần đầu năm 1943 đã được xem như một công trình hiếm hoi về chủ đề này. Người chuyển ngữ ấn bản tiếng Việt “Thuyền buồm Đông Dương” (Nhà xuất bản Trẻ 2015) là kỹ sư đóng tàu Đỗ Thái Bình, hội viên Hội Khoa học kỹ thuật biển Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Đóng tàu Hoa Kỳ SNAME.
Ông cũng nhận định: “Trong số những cuốn sách nghiên cứu về dân tộc học, khảo cổ học… về Việt Nam, cuốn Thuyền buồm Đông Dương có vị trí khá đặc biệt. Có lẽ đó là một công trình duy nhất nghiên cứu khá tỉ mỉ về thuyền bè nước ta nên được hầu hết các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước trích dẫn khi bàn về nền văn minh lúa nước, truyền thống sông nước, ngư nghiệp của Việt Nam.”
J.B.Piétri viết công trình này từ những năm 1930-1940 với một thứ tiếng Pháp cổ xưa, lãng mạn - thứ tiếng nói được chính những người đi biển sử dụng để kể một câu chuyện của đời sống thuyền bè khu vực Đông Dương.
Sách từng được dịch giả Stephanie Dumont chuyển ngữ sang tiếng Anh năm 2005.
“Thuyền buồm Đông Dương” đã được Nhà xuất bản Trẻ giới thiệu gần 10 năm nay, song với tính chất một công trình nghiên cứu chi tiết, độc đáo, cuốn sách này vẫn mang đến những những tư liệu, gợi ý đáng quý cho người quan tâm văn hóa, nghiên cứu.
Sách chia làm 6 phần cơ bản. Ngoài phần đầu về đặc điểm thuyền buồm Đông Dương và chuyện đóng thuyền ở Nam Kỳ, các khu vực của Trung Kỳ, Bắc Kỳ, thì diện mạo, đời sống thuyền bè được nhìn chi tiết theo khu vực như Cambodge, Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ, Trung Hoa.
THUYỀN BÈ VÀ VĂN HÓA
Là đất nước có 2.600 km bờ biển với một chỉ số hướng biển khá cao trong khu vực, thì thuyền bè hẳn là một câu chuyện lớn về văn hóa. Trong đó nghề cá là một nghề cổ xưa lưu dấu đời sống vật chất, tinh thần, lao động sáng tạo của cư dân miền biển. Chưa kể biển và thuyền bè cũng là chứng tích lịch sử gắn liền với những thăng trầm của dải đất này.
Nói cách khác chuyện sáng tạo, sử dụng thuyền bè là một biểu hiện sống động của văn hóa biển trong đời sống đa dạng của văn hóa Việt Nam, khu vực và thế giới.
Độc giả thong thả đọc, ngắm tranh vẽ minh họa sinh động của tác giả sẽ nhận biết những nét chung và riêng của đời sống thuyền bè.
Ở đó, có khắc nghiệt của nghề đi biển, vốn không có chỗ cho “những kẻ vụng về và yếu đuối”, có lịch sử ra khơi từ thuở xa xưa: “Cưỡi trên một thân cây bương, một ngư dân Hà Tĩnh, với độc một chiếc khố lao ra biển xa thường từ 6 đến 10 hải lý. Tại đó, dưới ánh mặt trời, anh ta vật lộn suốt ngày trong sóng để câu, mãi tối mịt mới trở về, người tơi tả nhưng lại sẵn sàng ra đi vào sáng hôm sau…”.
Và nữa câu chuyện con mắt vẽ trên thuyền để giúp thuyền giống như một con cá lớn dẫn đường cho người đi biển.
Phía sau mỗi cuộc cải tiến, chi tiết khác biệt của một con thuyền đều lưu dấu sáng tạo vật chất và sự kế thừa văn hóa của khu vực giao thương to lớn miền ven biển Đông Dương này.
Độc giả thong thả đọc, ngắm tranh vẽ minh họa sinh động của tác giả sẽ nhận biết những nét chung và riêng của đời sống thuyền bè. “Thuyền bè Việt Nam được phân biệt nhờ một đặc tính chung, ít có ngoại lệ, đó là chúng không có sống chính. Đáy của chúng luôn liền làm một, phẳng phiu hay rất lượn. Trường hợp ngoại lệ là ghe trường ở Hội An và ghe cửa vùng vịnh Thái Lan… thường gặp những mẫu thuyền có sống chính ghép đoạn với nhau”.
Hay “Trên hầu hết những thuyền buồm Việt nam, bộ buồm luôn có 3 chiếc: buồm mũi, buồm giữa và buồm đuôi.” Và “Kiểu sắp buồm kinh điển nhất khi chạy thuận gió các cánh buồm giương ra như “cánh kéo” hay còn gọi là “cánh tiên”.
J.B.Piétri cũng đưa độc giả tới với những con thuyền gắn với những nghề khác nhau, như thuyền trọng tải 120 tấn, dài 30m, chiều rộng 6m gắn với cảng cá có nghề làm nước mắm nổi tiếng là ghe bầu Mũi Né mà nay (thời điểm tác giả viết công trình này) đã biến mất.
GIÁ TRỊ NGHIÊN CỨU, THAM KHẢO
John H.Doney, người sáng lập Quỹ Thuyền gỗ Việt Nam, khi còn tại thế, trong lời giới thiệu bản tiếng Anh cho công trình này từng bày tỏ: “Những ai thích thú tới việc đóng thuyền gỗ, thuyền buồm và công nghệ đóng thuyền gỗ cổ truyền sẽ thấy cuốn sách này là một kho báu, bởi J.B.Piétri quan tâm tới từng chi tiết. Ông có khả năng quan sát và mô tả vô số chi tiết của thuyền bè Đông Dương, buồm và dây nhợ, cách đóng thuyền và các trang bị phụ trợ. Đây là một tài liệu quý giá cho thấy tài khéo léo và óc sáng tạo của người Việt, cùng phần minh họa rất xuất sắc của chính tác giả.”
Phần quan trọng không thể phủ nhận là công trình “Thuyền buồm Đông Dương” còn là bảo tàng hình ảnh chi tiết về kỹ thuật, sáng tạo thuyền bè khu vực này.
Quả thật, công trình của J.B.Piétri đã cố gắng lưu giữ một thứ ngôn ngữ, không khí đời sống miền biển mà như ông bày tỏ: “… chúng tôi chọn dùng từ ngữ xưa, có người quên, có người thích, nhưng trên hết đây là thứ ngôn ngữ truyền tải được giấc mơ, trí tưởng tượng và cả mùi sống thuyền trét hắc ín, thứ ngôn ngữ làm dâng lên nỗi hoài cổ trong lòng mỗi người đi biển”.
Bên cạnh đó, phần quan trọng không thể phủ nhận là công trình “Thuyền buồm Đông Dương” còn là bảo tàng hình ảnh chi tiết về kỹ thuật, sáng tạo thuyền bè khu vực này.
Phần quan trọng không thể phủ nhận là công trình “Thuyền buồm Đông Dương” còn là bảo tàng hình ảnh chi tiết về kỹ thuật, sáng tạo thuyền bè khu vực này.
Tác giả đã dùng bút chì và màu để tái hiện cụ thể các chi tiết của con thuyền, cùng những phân tích thủy động học, so sánh với thuyền bè của nơi khác trên thế giới. Chỉ riêng hình ảnh những mũi ghe trong câu chuyện “Đóng thuyền ở Bắc Kỳ” đã cung cấp cho độc giả, người nghiên cứu những hình dung quý giá. Ghe câu Đồng Hới nhọn đầu vươn cao, ghe mành Quảng Bình hình bầu, ghe mành Nam Định, ghe câu Phú Quốc… đều có nét, chi tiết giống và khác nhau. Một thế giới thuyền buồm đa sắc hơn ta biết có thể trở thành tài liệu tham khảo quý giá cho các lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật khác như điện ảnh, mỹ thuật…
Tương tự, phần “Thuật ngữ hàng hải” cuối sách cũng là một nỗ lực khoa học đáng trân trọng của tác giả. Và cho dù, các quan điểm, nhận định có thể còn có chỗ cần nghiên cứu thêm thì tinh thần tìm tòi nghiêm túc và trân trọng đời sống văn hóa biển Việt Nam cũng như khu vực vẫn có hấp lực lớn đối với người đọc, giới nghiên cứu.