Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại Hội nghị. (Ảnh: Trần Hải)

Tích cực tháo gỡ các điểm nghẽn trong triển khai Đề án 06; đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu

Sáng 10/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ các “điểm nghẽn” trong triển khai Đề án 06, và đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến giữa điểm cầu Trụ sở Chính phủ tới điểm cầu các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái và Trần Lưu Quang; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Người dân cần cảnh giác với các cuộc gọi điện thoại của đối tượng giả danh cơ quan chức năng. (Ảnh: SƠN TÙNG)

Cần có biện pháp cấp bách ngăn chặn lừa đảo qua điện thoại

Thời gian gần đây, lợi dụng sự cả tin của người dân, nhiều đối tượng xấu tiếp tục thực hiện hành vi giả danh cơ quan công an, cán bộ công an phường gọi điện hoặc nhắn tin cho người dân, hướng dẫn người dân cài đặt, kích hoạt tài khoản định danh điện tử qua ứng dụng VNeID giả mạo; hoặc yêu cầu, thúc ép người dân tạo tài khoản, điền một số thông tin cá nhân vào đường link do đối tượng cung cấp để bổ sung thông tin dân cư.
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án 06

Thủ tướng Chính phủ chỉ thị tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án 06

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 04/CT-TTg về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo.
Ðội Ðăng ký, quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (Thành phố Hồ Chí Minh) làm thủ tục đăng ký, thay đổi thông tin phương tiện cơ giới cho người dân.

Ngày đầu cấp biển số định danh xe cơ giới

Từ ngày 15/8, 63 tỉnh, thành phố sẽ bắt đầu triển khai Thông tư số 24/2023/TT-BCA của Bộ Công an quy định về cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới (có hiệu lực từ 15/8/2023). Một trong những nội dung đáng chú ý là từ nay, người dân được cấp biển số ô-tô định danh và được quản lý theo mã định danh của chủ phương tiện nhằm bảo đảm quản lý xe đăng ký chính chủ; hay việc đăng ký, cấp biển số xe trúng đấu giá...
Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters

Ðịnh danh tài khoản mạng xã hội

Hiện Bộ Thông tin và Truyền thông đang lấy ý kiến nhân dân về dự thảo nghị định thay thế Nghị định số 72/2013/NÐ-CP (Nghị định số 72) về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng. Một trong những nội dung được dư luận quan tâm, đó là quy định về xác thực tài khoản người dùng mạng xã hội thông qua số điện thoại di động tại Việt Nam.
Công an huyện Yên Thủy (Hòa Bình) hỗ trợ người già làm căn cước công dân tại nhà.

Về cơ sở, hết lòng giúp dân làm căn cước

Để hoàn thành việc cấp căn cước công dân (CCCD), Công an tỉnh Hòa Bình triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, hiệu quả, thiết thực như: Thành lập các đội lưu động đi đến nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước; đến từng gia đình có người già khó đi lại, người đau ốm nằm trên giường; có mặt phục vụ ngay tại phòng bệnh nhân ở các bệnh viện để chụp ảnh, lăn tay.
Công an tỉnh Thái Bình đẩy nhanh tiến độ phủ sóng căn cước công dân gắn chip và định danh điện tử.

Giá trị lớn về kinh tế, xã hội từ việc cấp căn cước công dân, định danh điện tử

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an về việc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Dự án sản xuất, cấp, quản lý căn cước công dân, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, công an các đơn vị địa phương triển khai chiến dịch 90 ngày đêm, thực hiện nhiều giải pháp bảo đảm chất lượng, hiệu quả và tiến độ cấp thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử đúng kế hoạch đề ra.
Công an quận và Quận đoàn Hoàn Kiếm (Hà Nội) hướng dẫn người dân cài đặt VNEID, sử dụng dịch vụ công trực tuyến. (Ảnh: Hoàng Phong)

Thành tựu bước đầu của Đề án 06

Sau một năm triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), cùng nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, Bộ Công an đã thể hiện vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu. Kết quả thành công bước đầu của đề án có ý nghĩa rất quan trọng, nhiều điểm mang tính đột phá, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và chuyển đổi số quốc gia, mang lại nhiều lợi ích trước mắt và lâu dài.
Đoàn thanh niên Công an Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện làm căn cước công dân gắn chíp cho người lớn tuổi đi lại khó khăn.

Tuổi trẻ Công an Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện ứng dụng về dữ liệu dân cư

Ngày 12/10, Đoàn thanh niên Công an Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu, ra quân thực hiện công trình thanh niên “Tuổi trẻ Công an thành phố xung kích trong thực hiện Đề án 06-Phát triển ứng dụng về dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).
Vải thiều Thanh Hà được bán tại siêu thị ở Paris (Pháp). (Ảnh: TTXVN)

Định danh nông sản Việt trên thị trường thế giới

Từ vị trí là một trong những cường quốc xuất khẩu nông sản trên thị trường thế giới, nông sản Việt Nam ngày càng khẳng định được thương hiệu nhờ nỗ lực định danh thương hiệu và đòn bẩy từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới tạo thuận lợi cho phát triển sản xuất, kinh doanh.
Tổng đài hỗ trợ căn cước công dân và quản lý dân cư tại C06, Bộ Công an (Ảnh: Lê Tú)

Bảo đảm dữ liệu về hộ tịch và dân cư luôn “đúng, đủ, sạch, sống”

Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện số 104/CĐ-TTg ngày 29/1/2022 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai một số nhiệm vụ Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.