Hành trình ký họa “Nghệ thuật truyền thống A Lưới” đã ghi dấu những nét đẹp về kiến trúc di sản, nghề truyền thống, ẩm thực và con người nơi đây. Kết quả của hành trình này là hơn 100 tác phẩm hội họa đầy ấn tượng, được thực hiện bởi các thành viên nhóm Ký họa đô thị Hà Nội cùng các họa sĩ, nghệ sĩ Huế, như một sự chung tay gìn giữ, bảo tồn và tôn vinh giá trị văn hóa của vùng đất A Lưới (Thừa Thiên Huế), từ đó, góp phần tạo nên bức tranh đa sắc màu của Ngày hội “Sắc xuân vùng cao A Lưới” năm 2025.
Trong dòng chảy của toàn cầu hóa và sự bùng nổ của kinh tế sáng tạo, công nghiệp văn hóa đang dần trở thành một trong những nhóm ngành quan trọng, góp phần vào sự thịnh vượng của các quốc gia. Phát triển công nghiệp văn hóa là một trong những phương cách phát triển sức mạnh mềm của văn hóa dân tộc, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với bạn bè thế giới, tạo hiệu ứng tốt để phát triển kinh tế. Trong đó, các làng nghề truyền thống có thể được xem như những “viên ngọc quý” cần được mài giũa và phát huy hiệu quả.
Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong khuôn khổ Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025, Triển lãm “Không gian Du lịch, di sản văn hóa, danh thắng và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam” năm 2025 sẽ diễn ra tại Thành phố Huế với các gian hàng giới thiệu du lịch, danh thắng, di sản cũng như các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống của nhiều địa phương trong cả nước.
Trong khuôn khổ dự án triển lãm "Trời, Non, Nước" diễn ra tại Huế vào tháng 3 này, Viện Pháp tại Huế phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức buổi tọa đàm nhằm chia sẻ và trao đổi các kết quả nghiên cứu về đời sống mỹ thuật của vua Hàm Nghi, một nhân vật lịch sử đặc biệt của Việt Nam.
Hướng đến Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 và Tuần lễ áo dài do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động, chiều 5/3, tại Quảng trường sân khấu Bia Quốc Học (quận Thuận Hóa), Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Huế tổ chức Chương trình liên hoan “Khúc xuân ca tự hào” với gần 1.000 cán bộ, hội viên phụ nữ và người dân tham gia.
Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chương trình khai mạc Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 sẽ được tổ chức vào lúc 20 giờ 10 phút ngày 25/3 tại bờ sông Hương, khu vực Bia Quốc Học, với các phần trình diễn cả dưới nước và trên bờ.
Theo thông tin từ Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam, lần đầu tiên, nhóm nhạc AKATSUKI gồm 4 nghệ sĩ hàng đầu của Nhật Bản sẽ trình diễn tại Việt Nam, với các tiết mục mang giai điệu truyền thống của xứ sở Mặt trời mọc.
Lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghề làm bún Vân Cù với các hoạt động phong phú, ý nghĩa như: lễ tế, lễ hội ẩm thực di sản bún Việt, văn nghệ, hành trình xe đạp, hành trình khám phá di sản làng bún Vân Cù, trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP, quảng diễn tái hiện lại nghề làm bún truyền thống… qua đó góp phần quảng bá hình ảnh du lịch cộng đồng đến du khách và người dân.
Theo thông tin từ Viện Pháp tại Việt Nam, cuối tháng 3 tới tại Điện Kiến Trung (Đại Nội Huế), một triển lãm phi thương mại giới thiệu các bức tranh phong cảnh sơn dầu nguyên bản do vua Hàm Nghi sáng tác trong những năm bị lưu đày, với quy mô lớn nhất cho tới nay sẽ được giới thiệu tới công chúng.
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa “mừng tuổi” độc giả ấn phẩm nhỏ xinh, có ý nghĩa nhất để khởi đầu năm mới ấm áp, may mắn. Đó là cuốn sách “Dạ thưa, xứ Huế bây chừ” - tác phẩm mới nhất trong sê-ri sách viết về chủ đề du lịch của tác giả Nguyễn Thái Bình và nhóm biên soạn.
Những du khách đầu tiên đến Huế bằng đường hàng không trong ngày đầu năm mới 2025 được tặng quà lưu niệm, thưởng thức chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng và nhận những lời chúc năm mới từ lãnh đạo thành phố.
Nằm ngay bên bờ sông Hương, chiếm trọn tầm nhìn đẹp và thơ mộng của thành phố Huế là Trung tâm nghệ thuật Điềm Phùng Thị. Cách đó chỉ vài bước chân, vẫn trên con phố Lê Lợi yên bình, xanh mướt, Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng cũng ngày ngày thu hút một lượng không nhỏ người dân, đặc biệt là du khách ghé thăm.
Vợ chồng họa sĩ Thu An và Đức Huy vừa giới thiệu tới công chúng Thủ đô 42 tác phẩm sơn mài, mang tên “An và Huy” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Có thể nói, đó là một cuộc đối thoại thú vị của họ về vẻ đẹp đàn bà. Triển lãm kéo dài từ ngày 17 đến 22/12.
Ngày 11/12, thông tin từ Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có các Quyết định công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Lễ hội truyền thống Điện Huệ Nam và Nghề thủ công truyền thống Làm bún Vân Cù.
Là vùng đất cố đô, Thừa Thiên Huế mang trong mình bao trầm tích văn hóa. Ngoài những di sản vật thể và phi vật thể đã được nhân loại vinh danh, văn hóa làng, xã cũng như lối sống và cốt cách đã làm nên bản sắc riêng có của con người xứ Huế, cần được bồi đắp, phát huy trong thời đại mới và được ví như sợi dây gắn kết, “níu giữ” đạo đức, nguồn cội. Đã có nhiều người mải mê theo đuổi với văn hóa làng, xã ấy bằng niềm đam mê và tình yêu quê hương tha thiết.
Ngày 23/11, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Tri thức may, mặc áo dài Huế” với sự tham dự của đông đảo cán bộ, công chức, viên chức và du khách, công chúng yêu mến áo dài Huế.
Ngôi nhà rường cổ được thành phố Huế quyết định hỗ trợ 1 tỷ đồng trùng tu, tôn tạo, nằm trong Đề án “Chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà rường cổ Bao Vinh, phường Hương Vinh, thành phố Huế”. Công trình sẽ hoàn thành sau 150 ngày.
Theo thông tin từ Nhà xuất bản Kim Đồng, chào đón Ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày 11/11, Kim Đồng chính thức khai trương Nhà sách đầu tiên ở Huế tại địa chỉ 16 Phan Bội Châu, Thành phố Huế.
Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ vừa có công văn số 4769/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thống nhất lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích Làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền.
Tại Công viên văn hóa và khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu ở xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế), Ủy ban nhân dân huyện Quảng Điền và Phòng Văn hóa huyện vừa tổ chức lễ kỷ niệm 104 năm Ngày sinh nhà thơ cách mạng Tố Hữu (4/10/1920) và dựng bức thạch bia trường ca “Việt Bắc” nổi tiếng của nhà thơ nhân dịp 70 năm tác phẩm được sáng tác.
Cứ 5 năm một lần, Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế là sự kiện hân hoan và sôi động nhất của văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế và văn nghệ sĩ các tỉnh thành trong cả nước sáng tác về Thừa Thiên Huế. Năm nay, Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô lần thứ VII (2018-2023) có 57 tác phẩm, công trình xuất sắc nhất đạt giải.
Tối 8/9, nhiều em nhỏ ở thành phố Huế đã được đón Trung thu với Chương trình “Trải nghiệm Tết Trung thu truyền thống Huế” do Sở Du lịch Thừa Thiên Huế phối hợp Tạp chí Vietnam Travel và các đơn vị đồng hành tổ chức. Chương trình nằm trong chuỗi sự kiện bốn mùa của Festival Huế 2024, hưởng ứng Lễ hội “Huế vào thu”.
Công diễn lần đầu vào ngày 18/3/2018 và từng được công chiếu tại Quảng trường Thời Đại (Times Square, thành phố New York, Hoa Kỳ), "Ký ức Hội An" là một trong những chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh lớn nhất thế giới, quy tụ hơn 500 diễn viên trên sân khấu rộng đến 25 nghìn mét vuông.
Tối 21/8, Liên hoan Múa quốc tế 2024 đã chính thức bế mạc tại thành phố Huế sau 4 ngày diễn ra sôi nổi, với 5 Huy chương Vàng và 10 Huy chương Bạc được trao cho các tiết mục đạt chất lượng cao.
Lịch sử trang phục của Việt Nam là một kho tàng phong phú, mang đậm những dấu ấn văn hóa đặc sắc với chiều dài gần 4.000 năm. Trong nhịp sống hối hả hiện đại, ngày càng có nhiều bạn trẻ mong muốn gìn giữ, theo đuổi đam mê nét xưa cũ đó bằng những cách khác nhau.
Nếu như Thủ đô Hà Nội có làng hương Quảng Phú Cầu hơn 100 năm tuổi, thì ở thành phố Huế lại tồn tại một làng nghề làm hương truyền thống có bề dày lịch sử lên tới 7 thế kỷ, nằm cách trung tâm Cố đô chỉ khoảng 7km về hướng tây nam.
Những chùm pháo hoa bế mạc Festival Huế 2024 thổi những ngày rộn rã lên trời, cũng là lúc những người gắn mình với các kỳ Festival Huế tìm nhau. Qua 12 kỳ festival diễn ra ở Huế, đã có những lễ hội khép lại trong niềm vui, nhưng cũng có đôi lần họ kêu gọi cần sự cảm thông, chia sẻ.